Translate

Ảnh bò đẹp

Xem

Giải trí

Xem

Đời sống

Xem

19 tháng 7, 2024

Tại sao sau khi gieo tinh cho bò bị ra máu - Metestrus bleeding in cows ll bleeding after insemination

  


* Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có máu chảy ra từ tử cung của nó.

 Đây có phải là dấu hiệu của chấn thương hay bò sẽ mang thai không?

 Người chăn nuôi  ở các trang trại lớn có thể biết rõ tại sao máu xuất hiện, 

nhưng những người chăn nuôi  nhỏ hoặc lần đầu nuôi có thể không biết điều này. 


* Một số người nghĩ rằng khi con vật ra máu sau khi thụ tinh, nó chắc chắn đã mang thai. 

Một số khác nghĩ rằng nếu nó ra máu, thì nó không thể mang thai được. 

Và cũng có người  nghĩ rằng thú y đã làm sai cách và gây tổn thương tử cung của con vật.


* Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở các giống bò  ngoại lai như bò Kem , giống red angus,giống bò sữa.đôi khi bò vàng địa phương cũng có hiện tượng ra máu sau khi chu kì động dục chấm dứt,


 Khi bò tiết dịch nhầy có máu,và nằm chảy máu nguyên nhân là do khi tới chu kì lên giống mức độ estrogen trong cơ thể tăng cao,dẫn đến sự tăng cường cung cấp máu tới các cơ quan sinh sản, đặc biệt là mạch máu xung quanh tử cung. 

* Khi động dục kết thúc, cung cấp máu giảm xuống, các mạch máu co lại và máu được đẩy ra ngoài.


 * Điều này là bình thường và không liên quan đến việc mang thai.

 Khi con vật vào thời kỳ động dục, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của sự rụng trứng.

 Khi thấy máu trong dịch nhầy, không nên tiến hành thụ tinh vì trứng đã rụng và máu xuất hiện là dấu hiệu của rụng trứng.và chu kì động dục đã chấm dứt.


* Nếu không  thấy các dấu hiệu bò động dục rõ ràng như đứng yên hoặc nhảy lên con khác.

mà có máu trong dịch nhầy có thể giúp xác định rằng con vật đã vào chu kỳ động dục một cách âm thầm.,mình nên ghi chép lại số của con vật để theo dõi chu kì tới.

 Hormone này do nang trứng tiết ra, gồm estradiol, estron, estrion

Trong đó, Estradiol có hoạt lực mạnh nhất.

Nó đặc trưng cho hormone của con cái: duy trì các đặc điểm sinh dục, kích thích sự phát triển của tuyến vú, …

 Nó gây ra hành vi động dục ở con cái.


CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ XEM


14 tháng 2, 2024

Đôi điều thú vị về trái tim (14/2/2024)



 "Trái tim" biểu tượng bày tỏ yêu thương nồng nhiệt,với sắc thái vui tươi,hạnh phúc ngọt ngào.

Còn "tim" trong cơ thể con người,động vật có vú đều giống nhau chỉ khác kích thước,trọng lượng thôi.

Trái tim trung bình nặng từ 198 - 425 gram (bằng một quả táo) và lớn hơn kích thước của bàn tay.

Cá voi xanh là loài động vật có quả tim to nhất với trọng lượng gần 200 kg.

Tim không bao giờ dừng đập trừ khi ta lìa đời : Tim bắt đầu đập khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, và ngừng đập khi ta lìa đời.

Tim bơm khoảng 7200 lít máu đi khắp cơ thể mỗi ngày,trung bình mỗi ngày tim đập khoảng 100.000 lần.

 Tính đến cuối đời, trái tim con người có thể đập lên đến 3,5 tỉ lần, theo Viện tim Texas (Mỹ).

Tim phụ nữ đập nhanh hơn: Trái tim của nam giới đập khoảng 70 nhịp mỗi phút, còn nữ đập 78 lần.

Trẻ em nhịp tim 70-190 lần/phút.


* Ghép tim lợn cho người



Trung tâm Y tế Đại học Maryland thực hiện thành công ca cấy ghép tim lợn vào người nhận còn sống.
gọi là phương pháp cấy ghép khác loài (xenotransplant).
Tim lợn được sử dụng đến từ một con lợn biến đổi gene. Các nhà khoa học đã chỉnh sửa 10 gene, trong đó có ba gene bị bất hoạt để loại bỏ alpha gal trong tế bào máu lợn. Alpha gal dễ gây ra phản ứng nghiêm trọng trong hệ miễn dịch con người, dẫn đến thải ghép.
 Rất tiếc cả hai đều qua đời sau khoảng gần 2 tháng.Nhưng là bước tiến bô của khoa học cho các bệnh nhân bệnh hiểm nghèo có cơ hội sống lâu hơn.(VNexpress)



 * Các bệnh có ảnh hưởng đến hoạt động của tim :

+ Nhồi máu cơ tim
+ Bệnh Mạch vành
+ Suy tim
+ Rối loạn nhịp tim
+ Bệnh van tim
+ Bệnh tim bẩm sinh.

* Để trái tim khỏe mạnh :

Cố gắng đạt và duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, phù hợp;
Không uống nhiều rượu bia;
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho tim mạch bằng cách bổ sung thêm nhiều trai cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…;
Có thói quen vận động thường xuyên, nên tập vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tốt nhất là cố gắng tập ít nhất 150 phút/tuần;
Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày;
Kiểm soát căng thẳng (stress) bằng các hoạt động lành mạnh;
Bỏ hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động;
Chủ động kiểm tra sức khỏe tổng quát và tầm soát bệnh tim mạch định kỳ.



Chuyên TTNT bò giống nhập khẩu,nitơ,vật tư truyền giống,bán thuốc và điều trị cho gia súc,thú cưng
Vui Lòng liên hệ sđt  0918275827 - Tôn An
UY TÍNH-CHẤT LƯỢNG.
Quyền lợi khách hàng là trên hết.



08 tháng 1, 2024

10 Điều thú vị về con bò - FACTS ABOUT COW

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,sinh sống tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến và ủng hộ của mọi người.


1 Con cái nắm “trùm“,con đực được gọi là Bull hay Steer.Từ lúc là bê,nghé đến trưởng thành con cái gọi là Heifer (bò cái,có dự án tên Heifer),sau khi sanh làm mẹ nó sẽ gọi là Cow.😊
2 Có hơn 800 giống bò khác nhau được phát hiện trên thế giới.Bò thịt sẽ cho thịt và giống bò sữa sẽ sản xuất ra sữa 👍

 

3 Bò có thể nhìn 360 độ,gần như toàn cảnh,nó có thể thấy các động vật khác ở mọi góc,nhưng nó nhìn thẳng không tốt,đặc trưng là quay đầu lại khi nhìn bạn.
4có khứu giác nhạy bén,có thể phát hiện mùi cách xa 6 dặm (1mile~1,6 km).

5 Bò có tính xã hội rất cao,nó không thích ở một mình,nó chỉ cô lập một mình khi bị bệnh hay đang sanh con.
6 Con bò có 32 cái răng,nó nhai 40-50 lần/ phút.

7 Nó có thể nhai 8 tiếng/ngày,
Hàm nó cử động 40000 lần/ ngày,
Nguyên ngày nó đứng khoảng 10 tiếng. 😅
8 Nó có thể ngủ đứng.



9 Nó thấy được màu ĐỎ ❤️😁
Khi bạn thấy các đấu sĩ quẫy cờ đỏ trước mặt con bò đực,nó sẽ chạy theo hướng lá cờ chuyển động 👋
10 Dạ dày của con bò là dạ cỏ ,nó có thể chứa tới 50 gallons thức ăn .
1 gallon = 3,785 lit (Anh)
1 gallon = 5,456 lit (Mỹ)
Một con bò có thể tiêu thụ 40 pounds(~18 kg) thức ăn một ngày (1 pound = 453,6 gram).

Chuyên TTNT bò giống nhập khẩu,nitơ,vật tư truyền giống,bán thuốc và điều trị cho gia súc,thú cưng Vui Lòng liên hệ sđt 0918275827 - Tôn An UY TÍNH-CHẤT LƯỢNG. Quyền lợi khách hàng là trên hết.


01 tháng 12, 2023

Tụ Huyết Trùng ở gia súc

 Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh  gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.

Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến và ủng hộ của mọi người.


Bệnh Tụ Huyết Trùng

* Nguyên nhân : 
Bệnh do gây ra do vi khuẩn Pasteurella Moltocida .
Vi khuẩn kí sinh trong hạch họng gia súc,bình thường không gây bệnh,khi gia súc bị các yếu tố stress như thời tiết thay đổi,chuyển mùa,mưa lạnh,khí hậu nóng ẩm là lúc bệnh bọc phát.
Vào mùa mưa, vi khuẩn sẵn có trong đất được nước đưa lên mặt đất, dính vào rơm, cỏ và nước uống. Trâu bò ăn, uống phải vi khuẩn sẽ nhiễm bệnh.
* Cách lây truyền : 
Bệnh lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khỏe thông qua tiếp xúc, chung đụng nguồn thức ăn, nước uống, nhốt cùng chuồng, chăn cùng bãi chăn thả hoặc dùng chung các dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh có thể lan xa do việc mổ thịt súc vật ốm, phân tán thịt, da. Chó, mèo, chuột, côn trùng hút máu là các môi giới trung gian truyền bệnh đi xa.

* Triệu chứng :


1 Thể cấp tính : Thể này xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là bệnh "trâu bò hai lưỡi". Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn.

Vật bệnh thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi,tràn dịch màng phổi.

Một số bị bệnh đường ruột,lúc đầu phân táo bón,sau đó tiêu chảy nhiều,phân có lẫm máu và niêm mạc ruột,

Giai đoạn cuối con vật nằm liệt,đái ra máu,thở khó khăn,có nhiều chấm xuất huyết đỏ ở niêm mạc,bệnh tiến triển,3-5 ngày,vật bệnh sẽ chết 90-100%.

2 Thể mãn tính : vật bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính,lú tiêu chảy lúc táo bón,viêm khớp làm con vật đi lại khó khăn,viêm phổi,viêm phế quản,bệnh tiến triển trong vài tuần các triệu chứng nhẹ dần,nhưng con vật sẽ bị ốm và kiệt sức.

*Phòng bệnh :

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khủ trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.

Tiêm vắc xin tụ huyết trùng, liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất; Thông thường, 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Vac-xin Tụ huyết trùng cho bò chủng p52



Vac-xin tụ huyết trùng cho dê,cừu : Pasteurella multocida serotype B:2, A:1 và vi khuẩn Pasteurella haemolytica type A


Vac-xin tụ huyết trùng gia cầm :  vi khuẩn Pasteurella aviseptica chủng Pa1, Pa2.



07 tháng 10, 2023

5 giai đoạn phục hồi xương bị gãy

 Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.



+ Gãy xương có mức độ nghiêm trọng khác nhau,Xương sẽ bị gãy nếu có lực tác dụng lên nó, chẳng hạn như do bị ngã hoặc va chạm, mạnh hơn khả năng chịu của xương.

Ngay sau đó, xương trải qua quá trình lành vết thương tự nhiên.

Có 5 giai đoạn của quá trình chữa lành gãy xương.


1 : Sự hình thành tụ máu. Hematoma Formation


Ngay lúc gãy,các mạch máu cũng bị tổn thương. Điều này tạo ra khối máu tụ: máu đông tụ bên trong mô xương.

2 : Hình thành mô hạt ( VIÊM) Granulation Tissue Formation (Inflammation)

Vài giờ sau, khối máu tụ được tái hấp thu và được thay thế bằng các phân tử gây viêm.Những phân tử này là tuyến phòng thủ của cơ thể và làm sạch xương chết cũng như chuẩn bị cho sự hình thành mô, sụn và xương ở chỗ gãy.

Giai đoạn này là quá trình xây dựng lại các mạch máu và tế bào bị ảnh hưởng do gãy xương.

3 : Hình thành mô sẹo. Callus Formation

Mô sẹo được tạo thành từ các nguyên bào xương mới được hình thành (tế bào tạo xương) và các tế bào hủy xương (tế bào hủy xương).

Hai loại tế bào cần thiết cho quá trình hồi phục xương tự nhiên của bạn.Các mao mạch và mạch máu hỗ trợ kết nối với mô sẹo khi quá trình tái tạo diễn ra.

4 : Sự hợp nhất. Consolidation

Xương mới được tạo ra cho đến thời điểm này là xương mềm hơn gọi là xương dệt.Nhưng trong giai đoạn lành vết thương, một loại xương khỏe hơn gọi là xương phiến sẽ thay thế xương dệt.

5 : Xương phục hồi . Bone remodelling

Cuối cùng, xương phiến sẽ lấp đầy vị trí gãy và thẳng hàng theo hướng của các lực bên ngoài tác động lên xương. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài

năm







Chuyên TTNT bò giống nhập khẩu,nitơ,vật tư truyền giống,bán thuốc và điều trị cho gia súc,thú cưng
Vui Lòng liên hệ sđt-Zalo-FB :  0918275827 - Tôn An
UY TÍNH-CHẤT LƯỢNG.
Quyền lợi khách hàng là trên hết.

24 tháng 8, 2023

Viêm khớp ở gia súc - Arthritis in Cattle


 Bệnh viêm khớp ở bò có thể xảy ra ở cả bò thịt và bò sữa.

* Nguyên nhânThường bò được nuôi nhốt trong chuồng trại,diện tích chăn thả không được như xưa,ít được vận động, máu lưu thông kém có nguy cơ mắc bệnh viêm sưng khớp cao hơn



+ Bệnh viêm khớp thường gặp ở gia súc nhỏ,mới sinh gia chủ thường nghĩ dây rốn nó sẽ tự rụng nên vệ sinh rốn không kĩ có thể gây viêm rốn rồi lây sang các khớp.

+ Bê chạy nhảy bị ngã khiến các khớp bị tổn thương, các xây xát gây nên những vết thương hở mà người nuôi không để ý.Vi khuẩn tấn công các vết thương này gây  tình trạng viêm khớp ở bò.

Bò bị kế phát từ các chứng bệnh như viêm tử cung, viêm rốn. Ổ vi khuẩn gây bệnh di chuyển theo đường máu đến các tổ chức khớp, chúng trú ngụ và gây  tình trạng viêm nhiễm.

+ Bê nghé thuần chủng (F3,F4) sức đề kháng yếu cũng dễ bị bệnh,khoảng 1,2 tuần sau khi sanh là bị bệnh.



Bò đực lớn bị tái phát lại do không điều trị dứt điểm lần đầu.




Lúc đầu ở một khớp chân trước rồi lây sang các khớp sau nếu không chữa trị 🥲
Nhiều chỗ mình thấy bó thuốc Nam,nhưng nó không hiệu quả mà chỉ làm bệnh nặng thêm .

* Triệu chứng :

        Bò bị viêm khớp sẽ có các triệu chứng sau:

1  Bò bị đau khớp, khó chịu.

2  Các khớp ở bàn chân, khớp đầu gối bị sưng to,nhiều khi nằm một chỗ.

3  Bò kém ăn, bỏ ăn.

4  Lười vận động, đi lại khó khăn.


* Điều trị :

Viêm khớp do khuẩn Micoplasma nên chúng ta dùng kháng sinh Oxytetracyline kết hợp với kháng sinh Penicillin hay Ampicilin ,tiêm hợp lực hai loại kháng sinh,hỗ trợ kháng viêm,giảm đau không steroid.

Trợ sức,bồi dưỡng vitamin C,B12,B complex.

Điều trị vài ngày cho đến khi ta thấy ổ khớp teo,khô lại.

+ Nếu viêm khớp đã sưng tròn,bự,rờ vào thấy như có nước,hay cứng thì ta thực hiện tiểu phẫu rạch lấy mũ hay nước dịch viêm ra,sau đó vệ sinh sạch băng nước muối,iod,hay đặt thuốc rồi băng lại.




Viêm khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bò,khiến bò bị tật và loại thải,không hiệu quả kinh tế.


An Hưng Vet

Chuyên TTNT bò giống nhập khẩu,nitơ,vật tư truyền giống,bán thuốc và điều trị cho gia súc,gia cầm,thú cưng.

Vui Lòng liên hệ sđt  0918275827 - Tôn An

UY TÍNH-CHẤT LƯỢNG.

Quyền lợi khách hàng là trên hết.


#anhungvet #arthritis #viemkhopgiasuc




18 tháng 3, 2023

Ngộ độc hóa chất ở gia súc,thú cưng

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.

                                                     Ngộ độc hóa chất ở gia súc,thú cưng 

Nguyên nhân : do bò ăn uống phải các loại chất độc trong qua trình chăn thả như thuốc trừ sâu,thuốc diệt chuột hay các chật thải công nghiệp.Nếu người ăn phải thịt bị ngộ độc thì cũng sẽ bị nhiễm độc.
Triệu chứng
*Nhiễm độc với liều cao : Thú đột ngột chảy dãi như bọt xà phòng.mắt đỏ ngầu,chảy nươc mắt liên tục.đi lại quay cuồng,kêu,la lảo đảo rồi ngã quỵ.Nhịp thở và nhịp tim tăng cao,thú sẽ chết sau 3-6 giờ.
*Nhiễm độc ít nhưng trong thời gian dài : thú gầy yếu,niêm mạc nhợt nhạt,ăn uống kém,rối loạn tiêu hóa,tiêu chảy,chết do kiệt sức hay mắc các bệnh thứ phát.



 1 Chưa rõ chất độc gây nhiễm :

Nguyên nhân : Do bò ăn uống phải các chất độc như thuốc trừ sâu,thuốc diệt chuột,các chất thải công nghiệp và các thuốc bảo vệ thực vật.Người ăn phải thịt bò nhiễm độc cũng bị ngộ độc.

Các hóa chất bảo vệ thưc vật phổ biến ở nước ta gia súc hay ăn phải : 

+ nhóm Phospho hữu cơ :dùng để diệt sâu,nhện,tuyến trùng,nấm và rầy.

+nhóm hợp chất Clo-hữu cơ : hexaconazol(Anvil)..

+nhóm Carbamat 

B Triệu chứng

* Nhiễm độc với liều ngộ độc cao: bò đột ngột chảy dãi như giọt xà bông,mắt đõ ngầu ,chảy nước mắt liên tục,đi lại quay cuồng,lảo đảo kêu rống,ngã quỵ,chân bơi đạp liên tục,nhịp thở và nhịp tim rối loạn,trường hợp nặng bò sẽ chết sau 3-6 tiếng.một số trường hợp khạc ra máu tươi và tiêu chảy ra máu tươi.

* Nhiễm độc với liều lượng ít nhưng liên tục trong thời gian dài sẽ làm bò gầy yếu,niêm mạc nhợt nhạt,tím tái,ăn uống kém,đôi khi rối loạn tiêu hóa,tiêu chảy,chết do kiệt sức hoặc mắc các bệnh kế phát khác.

C Điều trị

* Dùng thuốc hỗ trợ tim mạch caphein hay Na Campho,thuốc an thần,vitamin K chống xuất huyết.

* Cho uống than hoạt tính để hấp thu chất độc ,sau đó uống thuốc xổ để tống than hoạt đã hấp thụ chất độc ra ngoài.nếu không có than hoạt tính ta có thể dùng than củi băm nhỏ nát ra pha với nước.

* Giải độc : dùng thuốc đối kháng Atropin tiêm dưới da hay bắp thịt,truyền sinh lý mặn,ngọt ưu trương ,cho uống điện giải,C để bổ sung nước.tiêm thuốc lợi tiểu.

*Để bò nằm nơi thoáng khí,sưởi ấm nếu thời tiết lạnh.

                                                                   Than hoạt tính


2 Chất độc biết rõ :

1 HCN - ngộ độc Cyanua

* Cyanua ức chế sự tổng hợp oxy và gây ra tử vong do thiếu oxy trong máu.có trong thưc vật,phân bón,thuốc diệt chuột.

* Triệu chứng: sau khi ăn trúng sau 15-20 phút con vật sẽ bị kích động,thở mạnh,miệng chảy nước bọt,nhịp tim đập mạnh,cơ bị co cứng.toàn thân co giật,con vật chết do bị ngạt thở,những biểu hiện này xảy ra trong 30-45 phút.

* Điều trị : thường do phát hiện trễ và chất độc phát tán nhanh nên công việc cấp cứu ít hiệu quả.

Nếu phát hiện nên chữa trị liền.dùng Sodium nitrite(10g/100ml nước cất) tiêm tĩnh mạch. sau đó tiêm thêm tĩnh mạch chậm Sodium Thiosunfate ,liều 500mg/kg thể trọng.

Tiếp tục cho uống Sodium Thiosunfate để thải loại hoàn toàn HCN còn tồn lưu trong dạ dày.

* clip : chó nhà ăn bả tới sáng mới phát hiện,chất độc thấm sâu,toàn thân co giật,chết sau khoảng 30 phút.


2 Ngộ độc Ure (đạm phi Protein)

* Những loại đạm phi Protein có trong thức ăn là ure,ure phosphate,NH3(khan)...thường là ngộ độc cấp tính,diễn biến nhanh,gây tử vong cao.Sau khi ăn vào ure bị thủy phân và giải phóng amoniac(NH3) vào đường tiêu hóa,được hấp thu và dẫn đến ngộ độc trong máu.

* Triệu chứng : ở thời gian sau khi uống ure có dấu hiệu lâm sàng là 30-60 phút ở trâu,bò, và 30-90 phút ở cừu, dấu hiệu ban đầu là chứng rung cơ(ở mặt và tai), phù mắt,đau bụng,tiết nhiều nước bọt,khó thở và nghiến răng.Khi gần chết niêm mạc trở nên tiếm tái,sốt cao.Gia súc chết là do dư thừa đạm phi protein xảy ra trong vòng 2 giờ ở bò,4 giờ ở cừu,12 giờ ở ngựa.

* Điều trị : được điều trị bằng cách truyền dịch  axit axetic (dấm ăn) 5% vào dạ cỏ (2-8 lít ở bò,0,5-2 lít ở cừu,dê).Axit acetic làm giảm pH dạ cỏ và ngăn ngừa sự hấp thu thêm NH3,gây bất hoạt NH3 hiện có trong đường tiêu hóa.

Nước lạnh làm giảm nhiệt độ dạ cỏ và làm loãng các tác nhân gây phản ứng.Hỗ trợ điều trị truyền tĩnh mạch sinh lý mặn 0.9% và Canxi Magie để đáp ứng tình trạng mất nước và làm giảm các cơn co giật.

3 Ngộ độc Nitrate NaNO3 Nitrite NaNO2

*Do động vật ăn phải Nitrate và Nitrite có trong chất tẩy,chất bảo quản và phân bón.

*Dấu hiệu của ngộ độc nitrite thường xuất hiện do tình trạng thiếu oxy trong mô và huyết áp thấp , nhịp tim nhanh,nhiệt độ cơ thể thấp,run cơ.Con vật biểu hiện khó thở,thở nhanh,lo lắng,đi tiểu nhiều và có thể chết.


*Điều trị : tiêm tĩnh mạch chậm với Xanh Methylen 1% pha loãng với nước cất.Liều thấp hơn có thể được lập lại sau 20-30 phút.liều thấp hơn có thể được sử dụng cho tất cả các loài,nhưng thú nhai lại có thể chịu đựng đươc liều lượng cao.

 


21 tháng 2, 2023

Bê sinh ra khó thở-cách xử lý

 Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.




Một con bê mới sinh khó thở.
Một số động vật mới sinh ra rất yếu, đặc biệt là sau khi sinh nở khó khăn.Nó thường có nhiều dịch trong phổi khiến nó khó thở bình thường được
Vì vậy sau khi sanh ra bạn phải làm những điều này :
1. Bê nào khó thở thì treo ngược lên. Xoa hàm để làm bất kỳ chất lỏng nào trong phổi sẽ trào ra từ mui.


2. Bạn có thể giữ chân sau của một con vật
và đu nó tròn để cho chất nhầy
ra khỏi mũi.
3. Đè con vật sơ sinh ra sau lưng
của mẹ nó cúi đầu xuống
giúp dịch thoát ra khỏi phổi.
4. Cho một miếng cỏ khô mũi động vật. Điều này khiến nó bị ho
Nó bắt đầu thở.


5. Hãy đảm bảo rằng con bê nó bú sữa
mẹ càng sớm càng tốt. Khi nào bò mẹ cảm thấy một bê con đang bú,não tiết ra một hormone gọi là oxytocin vào máu của cô ấy khiến sữa chảy ra.Nó cũng làm tử cung co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài.

Link youtube anh em có thể tham khảo thêm :
https://www.youtube.com/watch?v=iT7Aege_zaQ&t=96s



Chuyên TTNT bò giống nhập khẩu,nitơ,vật tư truyền giống,bán thuốc và điều trị cho gia súc,gà đá . Vui Lòng liên hệ sđt  0918275827 - Tôn An
UY TÍNH-CHẤT LƯỢNG.
Quyền lợi khách hàng là trên hết.

15 tháng 2, 2023

Xác định thời điểm phối giống ở gia súc cái-Tuổi thọ của tinh trùng và trứng

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.


Tóm tắt trong giáo trình TTNT-ĐH Thái Nguyên

 *Trong truyền giống nhân tạo gia súc,việc xác định thời gian phối giống vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và tỉ lệ thụ thai.Tỉ lệ có thai có quan hệ trực tiếp tới thời điểm phối tinh.

*Cơ sở của việc xác định thời điểm phối giống thích hợp : việc xác định thời điểm phối giống thích hợp có liên quan nhiều yếu tố như vị trí phóng tinh ,sự di chuyển của trứng và tinh trùng trong đường sinh dục và thời gian sống trong đường sinh dục của con cái.

*Hiểu biết được các yếu tố trên là cơ sở xác định thời điểm dẫn tinh để tinh trùng và trứng có thể gặp nhau ở vị trí và thời gian thích hợp khi còn khả năng thụ tinh.

*Qua nghiên cứu các điều kiện lý,hóa,sinh học trong tử cung,đặc biệt ở gia súc cái đang động dục,người ta nhận thấy tử cung là mội trường rất thuận lợi cho tinh trung sống và hoạt động,vì vậy trong công tác thụ tinh nhân tạo người ta chỉ dẫn tinh vào tủ cung để tiết kiệm tinh dịch và nâng cao tỉ lệ thụ thai.

*Thời gian di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng là khá dài và thay đổi tùy loài. Ví dụ 

- Bò :90 giờ.

- Ngựa : 98 giờ.

-Cừu : 72 giờ.

-Lợn : 50-90 giờ.

-Mèo : 148 giờ.

- Chó : 168 giờ.

-Người : 48-72 giờ.

*Khoảng thời gian hữu thụ của trứng và tinh trùng là có hạn nên bắt buộc việc phối giống và quá trình rụng trứng phải đồng bộ thì mới đạt tỉ lệ thụ thai cao.

*Thời gian sống của tinh trùng và trứng trong đường sinh dục cái của một số loài gia súc thường gặp:

Gia súc               Tinh trùng                  Trứng    (tính bằng giờ)

1 Bò                    30-48                         20-24

2 Ngưa                72-120                       6-8

3 Cừu                  30-48                        16-24

4 Lợn                   34-72                        8-10


Vui Lòng liên hệ sđt  0918275827 - Tôn An


                                                     UY TÍN-CHẤT LƯỢNG


Tại sao sau khi gieo tinh cho bò bị ra máu - Metestrus bleeding in cows ll bleeding after insemination

   * Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có máu chảy ra từ tử cung của nó.  Đây có phải là dấu hiệu của chấn thương hay bò sẽ mang t...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành