Translate

07 tháng 11, 2012

Cách tính tuổi ,trọng lượng bò,bảng dự đoán ngày sinh,triệt sừng bò nghé.


1 Cân trọng lượng bò bằng thước dây

                         

Dùng thước dây đo vòng ngực của bò(tính bằng m),đo phía sau vai.
Đo chiều dài thân chéo(m) 

VN: là vòng ngực của trâu (bò)- là chu vi mặt cắt đằng sau xương bả vai (tính bằng mét)
DTC: là độ dài thân chéo - là chiều dài được đo từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng mét) Dùng công thức để tính.:P (trong luong)
                                                                  
               P = Vòng ngực 2(m)   x  Dài thân chéo(m)  x  90

Ví dụ:
- Một con trâu có vòng ngực là 1,82 m; dài thân chéo là 1,25m. Vậy thì khối lượng của nó sẽ là :
Trong lượng (kg) = 90,0 x (1,82)2 x 1,25= 372 ( kg )
Cách tính không bảo đảm chính xác 100% nhưng cân cũng gần 90%

2 Cách tính tuổi bò.

Bò trưởng thành có 8 răng cửa và 4 răng hàm,chỉ có hàm dưới mới có răng,hàm trên không có.
+ Bò 2 tuổi :cặp răng sửa ở giữa thay
+ Bò 3 tuoi :cặp răng sửa giáp giữa thay
+ Bò 4 tuổi :cặp răng sửa giáp góc thay
+ Bò 5 tuổi :cặp răng sửa góc thay
Từ 6 tuổi trở đi các răng bắt đầu bị mòm
+ Bò 7 tuổi :cặp răng góc mòn
+ Bò 8 tuổi :cặp răng giữa dẹt  
+ Bò 9 tuổi :cặp răng giáp góc dẹt
+ Bò 10 tuổi:cặp răng góc dẹt 
+ Bò 12 tuổi:tất cả các răng đều dẹt,mòn,cách xa nhau 
Cách xem răng sau đây cũng chưa chính xác vì sự sai lệch do có thể bò thiếu khoáng chất nên răng mau mòn.
Ngoài ra trong chăn nuôi ông bà ta từ xưa cũng còn có cách tính tuổi bò bằng cách nhìn ngấn sừng của nó.
Mỗi lần bò cái đẻ con,trên sừng nó nổi lên một ngấn,thường bò đẻ mỗi năm một lần,nên đếm số vòng trên sừng rồi cộng 2 là ra tuổi bò.số 2 là tuổi bò từ nghé đến trưởng thành đẻ con.

3 Bảng dự đoán ngày sanh cho gia súc 


 Vi du : Bò phối giong ngay 16 tháng 3 ,bạn dò vào là ngay số 75
Chu kì của bò là 21 ngày ,lấy 75 + 21= 96 ,dò số 96 ngay ngày 6 tháng 4,là chu kì sau của bò. 
Bò đậu thai sau 3 tháng khám thai,bạn lấy 75 + 90(3tháng)=165,là ngày 14 thang 6
Bò sanh sau 9 tháng 10 ngày, bạn lấy 75+280=355,là ngày 21 tháng 12
Chu kì lên giống của bò tùy từng con không phải đúng 21 ngày,tùy theo thể trạng của bò và sức khỏe.
Chủ bò theo dõi một số chu kì của bò là có thể hiểu tính nết lên giớng và chu kì .
Bảng dự đóan cho ta biết ngày để theo dõi bò sanh và có thể can thiệp kịp thời trường hợp bò sanh khó. 

*Ngoài ra còn cách tính ngày đơn giản hơn.


Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ:
+ Bò phối giống lần cuối vào 10-2-2015, cách tính sẽ là ngày 10 + ngày 7 = ngày 17; tháng 2 + tháng 9 = 11 tháng, vậy là ngày sinh dự kiến vào ngày 17-11-2015.
+ Bò phối giống 7-3-2015, sẽ là: ngày 7 + ngày 5 = ngày 12; tháng 3 + tháng 9 = 12 tháng, vậy ngày sinh dự kiến vào ngày 12-12-2015.
+ Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn nên cần theo dõi biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến là 7-10 ngày.
.
4 Triệt sừng bò nghé bằng thuốc hoặc trui bằng điện:

Sử dụng phổ biến hiện nay là trui điện ,tiệt sừng vĩnh viễn

Triệt sừng nghé tốt nhất nghé phải nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
Ngoài ra còn sử dụng thuốc bôi vào sừng để triệt .
Tốt nhất cho nghé khoảng vài ngày tuổi.cách này ít đau hơn sử dụng điện.
Xuất xứ Mỹ.

5 Vlog về thú y bò

Cody Creelman, Cow Vet
https://www.youtube.com/channel/UC_gI1jXVfTkzzftiYBlKdIw

KeeboVet Veterinary Ultrasounds, Sutures, Anesthesia, Orthopedics.
https://www.youtube.com/channel/UCEGsvyNEzcvhEJ09Ql3Nbgw

kingvet salem
https://www.youtube.com/channel/UCVBZQOkbk9qT-zavKduzvig/videos?disable_polymer=1



06 tháng 11, 2012

CK ĐỘNG DỤC BÒ,BÒ SINH SẢN (BÌNH THƯỜNG,SANH KHÓ,MỔ LẤY NGHÉ)

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.

1-CHU KÌ ĐỘNG DỤC(LÊN GIỐNG) BÒ CÁI

* Sơ đồ bộ phận sinh sản bò cái



* Sơ đồ chu kì động dục 21 ngay




Dong duc : 1 ngay - Hau dong duc : 5 ngay - Khong dong duc :11 ngay - Tien dong duc : 5 ngay


* So do thoi gian dong duc bo 25-30 gio



Tong thoi gian dong duc 25 gio
Dung yen chui duc 12 gio
Phoi tinh thich hop tu gio thu 13 toi gio thu 22 ( tu khoang giua chu ki den cuoi chu ki len giong )
Tuoi tho trung 4 gio
Tren thuc te moi con bo co thoi gian len giong khac nhau nen ta phai theo doi de biet thoi gian phoi giong thich hop.

Source : Alta genetics co.usa


* KĨ THUẬT TRUYỀN CẤY PHÔI CHO BÒ 


http://www.youtube.com/watch?v=4kdL2aV89jQ



Ti le bo dau thai bang phuong phap cay phoi chua cao.
2 CÔNG NGHỆ EMLAB GENETICS MÔI TRƯỜNG PHA TINH DỊCH 


CÔNG NGHỆ EMLAB DI TRUYỀN HỌC
PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH ĐỰC, CÁI
                                                                     Nguyễn Tôn Yên
                                                              Hội Chăn Nuôi Thú Y Vĩnh Long

Nhờ công nghệ tiên tiến và lợi dụng sự khác biệt về kích thước của nhiễm sắc thể X và Y, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã có khả năng phân lập tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y. Nhờ đó, đã cho ra đời con bê cái đầu tiên có sử dụng phương pháp này vào năm 1990. Đến nay hiệu quả của phương pháp đã hoàn thiện đáp ứng được nguyện vọng của người chăn nuôi.
Hãng sản xuất tinh bò ABS Global của Mỹ và Công ty TNHH XNK và TM Á Châu thông qua Cục Chăn nuôi đã đưa vào Việt Nam sử dụng. Các nhà nghiên cứu và cả người chăn nuôi đón nhận nồng nhiệt vì tính chất mới mẻ của nó.
          Ở Việt Nam đã qua sử dụng, tỷ lệ bê cái sinh ra đạt tương đương khuyến cáo là 87-92%.
          Giá xuất xưởng tinh phân biệt giới tính bò HF tại Mỹ 15 USD/liều. Giá bán đến người sử dụng tại Việt Nam là 645.000đồng/liều (khoảng 31 USD/liều).
          Các nhà quản lý muốn đưa nhanh 30.000 bò HF thuần trong tổng số 100.000 bò cái HF thuần là HF lai hiện có được phối giống.
          Tôi nghĩ đây còn có vấn đề.
          Hội Chăn  nuôi Thú y tỉnh Vĩnh Long liên hệ với T. Williams của công ty EMLAB GENETICS bang ILLINOIS, USA chuyển về Vĩnh Long sản phẩm:
          + HEIFER PLUS
                   Sexing agent – BOVINE/ FEMALE
                                      (Sinh ra bê cái)
          + BULL PLUS
                   Semen sexing agent – BOVINE/ MALE
                                      (Sinh ra bê đực)
                           
          Mô tả của HEIFER PLUS
          + Làm thế nào để Heifer plus làm việc?
                   Quá trình xác định giới tính “kích thích” khả năng sinh sản và khả năng vận động của nhiễm sắc thể X (con cái) trong khi tinh trùng “làm chậm” khả năng sinh sản và khả năng vận động của nhiễm sắc thể Y (con đực) tinh trùng.
          Khi thụ tinh tinh trùng được “sắp xếp” trong bộ máy sinh sản của con cái. Kết quả là nhiều trứng thụ tinh bởi tinh trùng X... sản xuất bê cái nhiều hơn.
+ Ảnh hưởng tỷ lệ đậu thai?
          Nhóm nghiên cứu của chúng tôi và kinh nghiệm của nhà chăn nuôi sử dụng Heifer plus chỉ ra rằng tỷ lệ có thai là tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm này.
          Các nhà sản xuất báo cáo tăng tỷ lệ có thai 5 – 25% nhiều hơn.
Xử lý hướng dẫn:
                   Bảo vệ tránh ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Nhà sản xuất đề nghị vận chuyển sản phẩm ở nơi mát mẻ, contain cách nhiệt. Lưu trữ trong ngăn đá (hoặc thấp hơn -200C) cho đến hai năm. Heifer plus là dược phẩm sinh học được bảo hành 2 năm kể từ ngày sản xuất. Xử lý không đúng hoặc không lưu trữ sẽ làm mất hiệu lực bảo hành này.
          Tính xác định giới tính với Heifer plus nó không còn tinh trùng thông thường từ cọng rạ và đòi hỏi phải xử lý đặc biệt.
+ Heifer plus – lọ 1 liều duy nhất: Sử dụng đơn giản.
          Để phân biệt giới tính bạn cho tinh trùng cọng rạ đông lạnh vào lọ chứa 0,5ml Heifer plus ủ trong 20 phút và tinh trùng phân giới tính đã sẵn sàng cho thụ tinh.
+ Heifer plus – lọ đựng nhiều liều:
          Sản phẩm mới nhất của xác định giới tính của tinh dịch bò tươi. Sản phẩm này dùng cho bò đực giống riêng của trại bạn. Chỉ cần trộn, ủ với tinh dịch bò đực của bạn là đã sẵn sàng để thụ tinh. Có sẵn 20 liều trong 1 lọ.
Chuyện của nhà sản xuất EMLAB di truyền học “Lựa chọn là của bạn” còn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực...
II. Vật tư, thiết bị đồng bộ
          Việt Nam sử dụng vật tư thiết bị của các nước: Pháp (hãng IMV), Đức, Trung Quốc.
          Súng bắn tinh của Pháp, Đức, Trung Quốc đều thuộc loại:
0,25ml – loại 0,5ml.
          Dẫn tinh quản (ống gel) phải cùng kích cỡ với loại súng này và cọng rạ của Nhật, Đức, cũng phải đồng bộ với dung tích 0,25ml, 0,5ml.
          Nghĩa là súng, dẫn tinh quản và cọng rạ phải đồng bộ với nhau, cùng kích cỡ.
          Nếu ta sử dụng công nghệ EMLAB  di truyền học phân biệt giới tính thì 1 lần thụ tinh phải đưa vào tử cung con cái 1 dung tích
                   0,5ml + 0,25ml cọng rạ    = 0,75ml
          Hoặc 0,5ml + 0,5ml cọng rạ      = 1,00ml
          Dung tích này vượt sức chứa cọng rạ của Nhật, Đức – và súng bắn tinh của Pháp, Đức, Trung Quốc.
          Kỹ thuật viên, Dẫn tinh viên nhiều năm trong nghề sẽ có biện pháp khắc phục.
          Thụ tinh nhân tạo giới tính là dẫn tinh trùng con đực qua lựa chọn vào bộ phận sinh dục con cái bằng dụng cụ.
          Đây là bước đầu Tỉnh Hội Vĩnh Long thử nghiệm. Mức độ tiếp nhận của người chăn nuôi bò còn chờ thời gian trả lời. Khi có kết quả Tỉnh hội chúng tôi sẽ báo cáo trong một dịp phù hợp.

*TINH PHÂN LY GIỚI TÍNH (SEX SEMEN)

Tinh phân biệt giới tính đã được nghiên cứu phát triển trong 20 năm qua, tuy nhiên mới được thương mại hóa từ năm 2005, đặc biệt từ năm 2010 đến nay được nhiều nước phát triển áp dụng rộng rãi. Ngày nay, tất cả các cơ sở thụ tinh nhân tạo chính tại Bắc Mỹ đều cung cấp tinh phân biệt giới tính được sản xuất từ các đực giống được tuyển chọn, đối với cả đực được tuyên chọn qua pha hệ hay đực mới. Đối với các cơ sở ứng dụng sớm thành tựu này thì đánh giá sử dụng tinh phân biệt giới tính trong đàn của họ khá thành công và dễ áp dụng.

Về kỹ thuật sản xuất tinh phân ly giới tính hiện nay chủ yếu dùng phương pháp "đo dòng tế bào" (Flow cytometry) để phân biệt tinh trùng có nhiễm sắc thể X (tạo ra con cái) với các tinh trùng có nhiễm sắc thể Y (tạo ra con đực). Cơ chế phân biệt dựa vào việc các nhiễm sắc thể X và Y là không cùng kích thước và trọng lượng, công nghệ phân tách tinh trùng dựa trên đặc điểm ADN của mỗi tế bào tinh trùng.

Tuy nhiên bên cạnh thế mạnh, hạn chế của tinh phân biệt giới tính là quá trình sản xuất làm giảm số lượng tương đối tế bào tinh trùng trong một liều thụ tinh nhân tạo. Số lượng tinh trùng sẵn có trong mỗi liều tinh trùng phân biệt giới tính thương phẩm thấp, đạt khoảng 2 – 4 triệu tinh trùng so với trên 10 triệu tinh trùng trong liều tinh thông thường. Kết quả làm giảm tỷ lệ thụ thai 15-20% so với tinh trùng bình thường. Tác động pha loãng có thể tác động độc lập tới kế quả của quá trình phân loại, điều này vẫn chưa được chứng minh khi tác giả phát hiện ra rằng ngay cả khi phối tinh phân biệt giới tính với số lượng lớn tinh trùng giới tính (10 triệu tinh trùng/liều) thì vẫn dẫn đến giảm tỉ lệ có thai so với tinh trùng bình thường với liều tương tự. Mặc dù quá trình phân biệt giới tính gây thiệt hại về số lượng tinh trùng nhưng không có bằng chứng nào cho thấy quá trình này tạo ra các con bê có dị tật bất thường. Vấn đề chính của công nghệ này là do ít tinh trùng mỗi liều thụ tinh đẫn đến tỉ lệ thụ thai thấp hơn khoảng 10% so với tinh dịch thông thường với việc thụ tinh nhân tạo 12 đến 24 giờ sau khi động dục; tỷ lệ này còn thấp hơn nữa khi phối giống định thời điểm không phát hiện động dục.

Với những hạn chế đó nên việc sử dụng tinh phân biệt giới tính thường được sử dụng trên bê cái tơ. Bê tơ được phối với tinh phân biệt giới tính có tỷ lệ thụ thai cao hơn so với việc sử dụng tinh phân biệt giới tính trên bò đã đẻ lứa đầu và các lứa sau. Tỷ lệ thụ thai của tinh phân biệt giới tính đã được chứng minh là thấp hơn so với tinh thông thường do quá trình phân loại và xử lý. Thực tế cho thấy rằng thiệt hại của việc chậm động dục lại của bò đang cho sữa lớn hơn so với việc chậm đậu thai của bò cái tơ. Chi phí này thậm chí còn tăng thêm do giá thành cao hơn của tinh phân biệt giới tính so với tinh thông thường. Sự kết hợp của giá thành tinh cao, tỷ lệ thụ thai giảm, và chi phí cơ hội của bò đang vắt sữa chỉ ra rằng bò cái tơ sẽ là đối tượng chiến lược cho áp dụng công nghệ tinh phân biệt giới tính.                                                                                  
3 CÁC TRƯỜNG HỢP BÒ SINH SẢN CƠ BẢN
1- Clip mổ bắt nghé trong trường hợp nghé quá lớn hay xương chậu bò mẹ hẹp

http://www.youtube.com/watch?v=WB0AUPeYrfE





 

Mổ bò mẹ bắt nghé.
Truoc khi phoi tinh cho bo ta phai lua chon con giong phu hop voi the trong bo me tranh truong hop nghe qua lon phai can thiep bang phau thuat hay phai keo ra gay ton hai cho bo me 


2-Bò sanh khó,can thiệp kéo bò nghé ra

http://www.youtube.com/watch?v=KqTwFZ8J7c0

                      




  3-Clip bò sinh sản bình thường.

http://www.youtube.com/watch?v=gyP8PWOq17A







4-Bò nghé quá lớn,thời gian xử lý lâu nghé dễ bị ngộp chết









Bệnh thường gặp phổ biến ở trâu,bò (sưu tầm và thực tế)

1 BỆNH SÁN LÁ GAN

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê, cừu. Bệnh ở khắp nơi trên thế giới.
Điêù trị bệnh sán lá gan, hiện nay thường dùng một số thuốc thông thường nhưng cũng có hiệu quả cao đó là:

- Phác đồ 1: Dùng Dertyl B với liều 6 – 8 mg/kg thể trọng.dùng 1 viên tẩy cho 50 kg thể trọng. Cho trâu bò uống vào buổi sáng là tốt nhất, uống xong có thể cho trâu bò đi chăn thả bình thường.

- Phác đồ 2: Hiện nay có nhiều loại thuốc trị bệnh(tiêm,thuốc bột,viên nén),nếu thú y ở xa ta dùng thuốc viên nén. Cho uống vào buổi sáng sớm trước khi cho trâu bò đi chăn thả hay dùng thuốc bột pha nước bôm vào gia súc, thuốc điều trị của các công ty khác của Vemedim cần thơ,thuốc thú y Cai Lậy,bio,1/5 ...cũng rất hiệu quả.

Hai loại thuốc trên còn dùng để phòng định kỳ hàng năm cho trâu bò, thuốc sử dụng an toàn có hiệu quả phòng trị bệnh cao.

Để phòng bệnh sán lá gan cần thực hiện 4 quy trình như sau:
- Định kỳ tẩy sán bằng một trong hai loại thuốc trên với 1 - 2 lần/ năm.
- Ủ phân để diệt mầm bệnh và trứng sán
- Diệt ký chủ trung gian dó là các loài ốc bằng biện pháp có thể phun Sunphats đồng (CuSO4) nồng độ 3 – 4 % lên bãi cỏ, cây thủy sinh.
- Nâng cao sức đề kháng cho trâu bò bằng chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho trâu bò ăn uống đầy đủ. 





.




















2 BỆNH TIÊU CHẢY Ở BÊ CON






































3 Thể vàng tồn lưu
Vào cuối chu kỳ động dục thể vàng chẳng những không tiêu biến mà còn tồn tại qua nhiều chu kỳ tiếp theo, do đó không động dục trong thời gian dài.
Yếu tố gây thể vàng tồn lưu:
Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do có những vật thể tồn tại trong tử cung (phôi/thai chết, thai chết ngâm, thai gỗ, u nhầy, tử cung có mủ...).
Chẩn đoán:
Kiểm tra qua trực tràng nhận thấy thể vàng chức năng tồn tại, nhưng không có chửa (10 và 20 ngày sau kiểm tra lại vẫn nguyên hiện trạng); hoặc sờ được thể ngoại lai trong tử cung (vừa nêu trên).
Biện pháp khắc phục:
- Tiêm PGF2a: 20-30mg/bò; hoặc dẫn xuất của prostsglandin (Estrumate, Lutalyse, Hanprost): 500mg/bò.
- Có thể bóc thể vàng tồn lưu (qua trực tràng), nhưng dễ gây chảy máu buồng trứng. vậy cần hết sức thận trọng.
. U nang nang trứng
Là 1 hoặc nhiều nang trứng không rụng do đó lưu lại trong một bên buồng trứng (hoặc cả hai) từ 10 ngày trở lên (có đường kính >2,5cm). Kết quả là làm cho con vật động dục thường Xuyên, kéo dài và mãnh liệt (cường dục), có sự thay đổi cân bằng hormon, thay đổi trương lực cơ dạ con, không rụng trứng được. Đôi khi kèm theo viêm nội mạc tử cung.
Yếu tố gây u nang nang trứng:
* Do mức canxi ăn vào quá nhiều hoặc tỉ lệ Ca: P quá lớn (ví dụ 2: 1)
* Do lượng estrogen ăn vào quá nhiều (từ thức ăn hoặc từ độc tố nấm mốc)
* Do di truyền
* Do stress hoặc sức khỏe suy giảm mạnh lúc đẻ hoặc ngay sau khi đẻ
Biện pháp khắc phục:
* Nuôi dưỡng: phân tích thành phần hóa học của cỏ, bảo đảm tỉ lệ Ca: P không quá 2: 1 (lượng Ca ăn vào được tính cho toàn bộ cỏ, hạt cốc, khoáng bổ sung)
* Không tiêm các dẫn xuất estrogen (trừ  yêu cầu chữa bệnh của Thú y). Phân tích những thức ăn nghi ngờ có chứa Zearalenone hoặc độc tố nấm mốc. Hạn chế cho bò sinh sản ăn thức ăn có mycotoxin và những thức ăn có estrogen thảo mộc.
* Điều trị: có thề áp dụng một trong các cách sau: (a) Tiêm hCG:5.000 - 10.000 UI; (b) Tiêm GnRH: 100 - 200mg; (c) Tiêm PGF2a (Dinoprost: 25mg; hoặc Cloprostenol: 500mg); (d) Tiêm Progesteron: 1,9g: (e) Tiêm 50 ml Glucose (40-50%) vào trong tử cung (kinh nghiệm của Nhật); (f) Bóp vỡ u nang (qua trực tràng): nguy hiểm, cần thận trọng.
* Dùng phương pháp Ovsynch (sơ đồ): Sau lần tiêm GnRH thứ hai 16-20 giờ thì dẫn tinh. Hiệu quả có thể đạt trên 90%.
* Hiện nay có nhiều thuốc điều trị bệnh sinh sản gia súc: Hanprost,Lutalyse,Vemedim,GnRH(Bayer)
* Kết hợp chữa bệnh có liên quan (viêm nội mạc, sát nhau, viêm buồng trứng).

Thiểu năng và teo buồng trứng

Có thể gặp ở nhiều loài gia súc (sinh sản nhiều hoặc già nua)
Triệu chứng: không động dục kéo dài, hoặc động dục yếu và các giai đoạn không rõ ràng. Buồng trứng bé hơn bình thường, không có thể vàng và cũng không có nang trứng phát triển. Sau mỗi đợt 10 ngày sờ khám lại, trạng thái buồng trứng không thay đổi.
Yếu tố gây thiểu năng và teo buồng trứng:
Do nhiều yếu tố: dinh dưỡng kém, tỉ lệ FSH và LH do tuyến yên tiết ra không cân đối
Biện pháp khắc phục:
* Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vào khẩu phần: protein, khoáng, vi lượng, vitamin (A, E, D, B), thả chăn ngoài bãi cỏ
* Qua trực tràng, xoa nhẹ mỗi buồng trứng (cách vài ngày xoa 1 lần, mỗi lần 3-5 phút, tiến hành trong 4-5 lần)

4 Bệnh xà mâu ở Trâu bò


Triệu chứng - bệnh tích

- Dấu hiệu lâm sàng thường thấy là: Rụng lông, da nhờn, sừng hóa da.
- Bệnh có thể có ở  vài ngày sau khi sanh, tỷ lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con, dấu hiệu thường thấy như: Da ửng đỏ, có vảy, lỡ loét quanh chân, không có lông xunh quanh mắt hay toàn bộ cơ thể.
- Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước. Tổn thương cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm có mủ kế phát.
- Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Trường hợp này thường kết hợp với viêm nhiễm do các vi trùng cơ hội như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp gây sinh mủ và có mùi hôi tanh.
Điều Trị bệnh:  Dùng thuốc  VIMECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần

Dùng thuốc VIMECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.

- Sát trùng nơi nhốt gia súc bằng thuốc sát trùng chuồng trại
* Kết hợp với tắm xà phòng diệt ghẻ SHAMPOO tuần tắm 3 lần.

* Trên thực tế trị bệnh này phải mất thời gian dài mới khỏi,tắm,giữ gia súc sạch sẽ,dùng thuốc thoa đều đặn.
KHI PHÁT HIỆN BỆNH CHỈ TIÊM 01 LIỀU DUY NHẤT
            Để phòng bệnh 2-3 tháng sau tiêm lại một lần
.


 
         Bệnh bại liệt trước khi sanh: thường gặp ở bò, trước khi đẻ, hai chân sau bại liệt, con vật không đứng được. Bệnh thường phát ra ở những tháng chửa cuối cùng.
 Nguyên nhân :Chủ yếu là do nuôi dưỡng xấu. Một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng
Trong thời gian mang thai, bò ít được chăn thả, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.Gia súc có chửa mà quá gầy yếu thì cũng dễ mắc bệnh bại liệt
Do kế phát từ bệnh thiểu năng tuyến giáp trạng, làm thay đổi tỉ lệ Ca/P (Ca tăng, P giảm)
Do phải rút Ca, P từ cơ thể để phát triển bộ xương của bào thai do thức ăn không cung
 cấp đủ.
Do bị chèn ép dây thần kinh vùng hông khum .
Do quá trình bệnh lý ở não tủy.
Triệu chứng :
-Bò thích ăn những thứ mà ngày thường không ăn như đất,gặm nền chuồng,máng ăn.
- Thoạt đầu con vật ưa nằm, nhưng đứng dậy rất khó khăn, hai chân sau yếu, đứng cứ run run, hai chân sau hay dở lên để xuống thường, đi lại càng khó khăn, chân sau xiêu vẹo, sau khi không đứng được nữa dù có người đỡ. Nếu bị bại liệt kéo dài thì các cơ của chân sau bị teo, những chỗ tì xuống đất bị thối loét.Không có triệu chứng toàn thân
-. Trường hợp xãy ra đột ngột, bò đang ở trạng thái bình thường đột nhiên nằm xuống không đứng dậy được.
.-Nếu bệnh nặng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng chung của cơ thể và có thể xuất hiện một số bệnh khác như :sa âm đạo. Khi đẻ, nếu tử cung bị xoắn thì không tống thai ra được
Tiên lượng :  nếu con vật phát ra vào giai đoạn con vật sắp đẻ không quá 15 ngày thì sau khi đẻ, con vật sẽ trở lại bình thường. Nếu bệnh phát ra sớm và kéo dài thì gia súc có thể bị bại huyết mà chết do nhiều chỗ bị thối loét.
Bò nằm lâu quá vài ngày tỉ lệ đứng ít hơn.
                                                        Truyền dịch cho gia súc

Phòng bệnh :
- Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thức ăn thô tinh cho từng giai đoạn mang thai chú ý giai đoạn chửa từ tháng thứ 5 trở đi và giai đoạn nuôi con cho đến khi cai sữa. Bổ sung đá liếm, bánh dinh dưỡng, Premix khoáng Calcifort Plus thường xuyên.Tiêm ADE 1-2 tháng /lần con có nguy cơ ( ốm, suy dinh dưỡng đang mang thai)
- Nguồn nước uống và thức ăn xanh không bị nhiễm phèn ảnh hưởng sự hấp thu của Calci.
- Cho bò hàng ngày vận động, tắm nắng ban mai.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời.


6 - Bệnh viêm mắt đỏ ở gia súc
Bệnh do nhiều loại vi sinh vật gây ra làm viêm giác mạc-kết mạc mắt.Ruối nhà la ký chủ trung gian lây
bệnh cho gia suc nhai lại.
Bệnh thường xảy ra vào các mùa nắng nóng trong năm ở trâu,bò,dê,cừu với nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.
Mỗi loài gia súc khác nhau có vi sinh gây bệnh khác nhau nên vi khuẩn lây bệnh trên bò không lây qua dê,cừu.
Trâu,bò có thể bị một mắt hoặc hai mắt,sau thời gian bệnh vài ngày thấy niêm mạc mắt đỏ,chảy nước mắt,
chớp mắt liên tục ,tránh ánh nắng chói sáng.
Ở giai đoạn tiếp theo xuất hiện một điểm dục ở giữa mắt rồi lan rộng trong khoảng một tuần,có màu trắng đục hay màu trắng ngà gây mù tạm thời.
Nếu bị nặng giác mạt,thể mi mắt sưng to đẩy các nếp gấp thể mi lồi ra khỏi hốc mắt làm gia súc không chớp mắt được,cuối gđ thường xuất hiện vết loét lõm xuống ở giữa mắt,các triệu chứng sẽ giam dần và tự khỏi trong khoảng 1 tháng,nhưng để lại một lớp màu trăng nhạt giữa mắt,một số trường hợp nặng vêt loét vỡ ra gây mù vĩnh viễn.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi,gia súc non thường bị nặng hơn.
Bệnh có thể tự hết,nưng có nhiều tường hợp dẫn đến bị mù,vì vậy điều trị sớm để điều trị loại trừ bệnh là điều cần thiết.
Phác đồ điều trị hiệu quả:sử dụng kháng sinh tiêm,chọn loại kháng sinh tiêm bắp hay trực tiếp dưới lớp kết mạc mắt hiệu qủa rất cao,có thể sử dụng một tong các loại sau : Ampicillin,Tetracyclin...tiêm liên tục 3-5 ngày.Kết hợp với thuốc trợ sức,trợ lực.
Sử dụng thuốc tra mắt : mắt bị kéo màng trắng,trên thực tế điều trị ta có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt y tế của người nhỏ cho gia súc và kết hợp chích kháng sinh,bệnh cũng mau khỏi.

7 - Chăm sóc và nuôi dưỡng bê mới sinh
Ngay sau khi bê được sinh ra, nếu dây rốn không tự đứt, người đỡ đẻ dùng tay trái cầm rốn bê, cách cuống rốn khoảng 10 cm, đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái tay phải vuốt mạnh rốn xuôi về cuống và cắt rốn ở khoảng cách 5 - 6 cm, sau đó sát trùng chỗ cắt bằng cồn hay thuốc xanh etylen.
            -  Dùng tay móc nhớt bẩn trong miệng bê.
- Dùng khăn, bao tải, rơm khô mềm lau toàn bộ cơ thể. 
- Cho bê ăn sữa đầu ngay, càng sớm càng tốt. Sữa đầu rất quan trọng vì giúp tẩy sạch đường tiêu hoá, chứa nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác, làm tăng sức đề kháng của bê, tạo thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển sau này. Khi cho bê ăn sữa đầu cần lưu ý:
             -Phải lau rửa sạch bầu vú bò mẹ trước khi vắt sữa đầu.
             - Sữa của bò mẹ nào thì cho chính bê đó ăn. Trường hợp bò mẹ bị viêm vú, mất sữa đột ngột hoặc chết, có thể lấy sữa đầu của bò mẹ khác thay thế.
Giai đoạn đầu mới sinh, bê chưa quen với điều kiện bên ngoài môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật, do đó nên nuôi bê trong cũi riêng
             - Khi bê được hai tháng, cho ăn cỏ chất lượng tốt.
             - Mỗi buổi sáng, phải thu dọn thức ăn thừa bỏ đi và thay thế bằng thức ăn mới.
             - Đảm bảo có nước uống sạch sẽ thường xuyên và mỗi ngày phải thay nước 2 lần.
             - Trong tháng đầu nên cho bê vận động trên sân chơi mỗi ngày 2 - 5 giờ. Sau đó, hằng ngày chăn thả bê tự do trên bãi chăn.

           8 - Sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc

           Việc lựa chọn vacxin, cách sử dụng vacxin cho gia súc, gia cầm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Thú y và là biện pháp cơ bản quan trọng trong quy trình phòng bệnh cho vật nuôi.
Tuy nhiên, trên thực tế ở một số nơi, đối với cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi, vấn đề này chưa được thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này gây ra những khó khăn trong phòng chống dịch bệnh, gây thiệt hại cho chăn nuôi. Sau đây xin giới thiệu một số điểm cần chú ý khi lựa chọn, sử dụng vacxin nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
  + Nguyên tắc chung khi sử dụng vacxin
Vacxin chủ yếu dùng để phòng bệnh. Sau khi tiêm vacxin một thời gian nhất định động vật mới có miễn dịch, vì vậy để sử dụng vacxin mang lại hiệu quả cao, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Bảo quản, vận chuyển đúng kỹ thuật: 
Đây là yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc.
Điều kiện thích hợp nhất đối với các loại vacxin Virut là ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 - 15oC và một điều quan trọng nữa là các loại vacxin phải bảo quản trong điều kiện mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cần chú ý đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng vì trong thực tế, nhiều người đi mua vác xin dùng túi nilông (loại túi sáng màu) có đựng đá bên trong nhưng rất tiếc khi đi đường lại để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào túi đựng vacxin, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu lực của vacxin.
Để bảo quản vacxin trong điều kiện tốt nhất khi vận chuyển phải đựng vào hộp xốp hoặc phích đá; nếu mua với số lượng ít, nơi mua gần thì bảo quản bằng túi nilông, tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập và đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.
2. Sử dụng vacxin đúng kỹ thuật:
- Tiêm phòng hàng năm cho gia súc, gia cầm ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh; Vacxin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác;
- Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và động vật mang thai ở kỳ cuối;
- Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;
- Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin;
- Dùng vacxin đủ liều, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; vị trí tiêm phải được sát trùng; lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm; sau khi sử dụng vacxin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ; khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.
3. Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng cho vật nuôi:
- Đàn lợn: Tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết trùng, tai xanh, sưng phù đầu, phó thương hàn,
- Đối với trâu bò: Tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng,
- Đối với chó, mèo: Thương hàn chó(care),Tiêm phòng bệnh Dại.
- Đối với gà: Tiêm phòng vacxin Newcatle, Gumboro, vacxin Cúm, viêm khí quản truyền nhiễm;
- Đối với vịt: Tiêm phòng vacxin Dịch tả vịt, vacxin Cúm.
Người chăn nuôi nên liên hệ với kỹ thuật viên thú y phường, xã hoặc liên hệ với Trạm Thú y tại địa phương để được hướng dẫn và tiêm phòng vacxin cho vật nuôi nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

     9 - Bò sa tử cung sau khi sanh

Tử cung bị lộn hoàn toàn ra ngoài sau khi sanh.thường xảy ra ở bò già,đẻ nhiều lứa,chăm sóc kém,ít vận động hay do thai quá lớn,thao tác kéo bò qúa mạnh.
Phải xử lý càng sớm càng tốt để lâu hiệu quả điều trị càng thấp do tử cung khô,xung huyết,nhiễm trùng hoặc gia súc kiệt sức mà chết.
Hướng xử lý(theo kinh nghiệm)

Cho bò đứng vào giá đỡ,chuồng ép hay dùng cây ép lại,khi bò không thể đứng dậy nổi do mệt,mất sức cũng có thể xử lý khi nằm nhưng cực hơn.Bò trên hình vứa mới sanh nên còn đứng nên ta xử lý dễ hơn (nói chung đứng dễ hơn nếu nằm thì phải chêm cho phần mông bò cao lên)
Rửa sạch phần lộn ra ngoài bằng nước sạch pha phèn chua hay nước sinh lý mặn,bóc nhau dính ở đó,nếu bò nằm ta phải lót nilon sạch ở dưới.
Chích thuốc tê vào khum đuôi cho bò bớt rặng.
Tuỳ vào tử cung lòi ra lớn hay nhỏ ta nhờ thêm 1.2 người phụ đưa vào.Một người nâng tử cung ngang âm hộ,người còn lại nhét vào cho đến khi lọt vào trong,trước khi thực hiện phải rửa tay sạch sẽ,móng tay cắt ngắn tránh tổn thương tủ cung.
Bơm rửa bằng dung dịch sát trùng hay đặt thuốc kháng viêm.Nhờ một người đặt một tay trong tử cung phòng khi bò rặng mạnh lòi ngược ra trong khi ta chuẩn bị may âm hộ lại.Nên khâu âm hộ lại khoảng vài ngày an toàn hơn.
Điều trị chống viêm bằng kháng sinh,thuốc trợ sức,thuốc cầm máu(khi ta thao tác ít nhiều gì cũng gây tổn thương tử cung).Thường bơm rửa tử cung tống để chất dơ ra ngoài.
Sau khoảng tuần âm hộ teo nhỏ không thấy dấu hiệu căng chỉ nữa thì cắt chỉ ,sát trùng ,rửa sạch dấu may.
Hiện nay có một số gia súc không mang thai hoặc mang thai đượ vài tháng cũng lòi ,nhưng không phải sa tử cung,ta cần phân biệt để có hướng xử lý.


Bò trên mang thai 3 tháng,bình thường ăn no nằm xuống lòi ra đứng lên tự rút vô,nhưng gia chủ để lâu qua nó khô lại không rút vô được,bò rặng nhiều nên càng lớn.
Xử lý : bò mang thai còn nhiều tháng mới đẻ thì ta nên may lại,rửa sạch phần lòi,sát trùng, đẩy mạnh sâu vô trong(nếu lòi ít,ta đẩy sâu vô có thể sẽ không bị lòi nữa),sau đó may âm hộ lại,vài ngày vệ sinh vết may,nên may bằng dây gân tốt hơn,ít nhiễm trùng vì không thắm nước.Gần tới ngày sanh có triệu chứng đẻ ta cắt chỉ.
Còn bò gần tới ngày đẻ mới bị lòi,thì không nên may vì âm hộ nở lớn may dễ bị tét thịt do lực ép trong lớn.
Có thể sử dụng thuốc để gia súc đẻ luôn vì ta chủ động được thời gian bò đẻ,bê sanh ra vẫn khoẻ mạnh bình thường,nếu bò lòi ra thì đẩy vô may lại(nhau vẫn ra được).Vì bò lòi như thế tỉ lệ sa tử cung sau khi sanh rất cao.

10 BỆNH NGỘ ĐỘC GIA SÚC (sưu tầm)

https://www.youtube.com/watch?v=gO996LdFjmM&list=PLgxj20K9sKtGVyMreDNZDzqgjDgHHfqX9&index=14&t=710s

                                            


Hiện nay, những loại hoá dược và hoá chất này ngày càng gây ô nhiễm các nguồn nước, các bãi chăn thả bò và ô nhiễm ngay cả các loại sản phẩm-phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho bò, làm cho bò có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc trường diễn..
1. Các hoá chất gây ngộ độc cho bò thường gặp là :
- Các loại thuốc trừ sâu như: wofatox, neguvon, dipterex, sumidin...
- Thuốc diệt chuột: phosphua kẽm
- Các chất thải công nghiệp như: sunphát đồng, sunphát kẽm, axit chlohydric, axit sunphuric....
2. Triệu chứng :
Tuỳ theo từng loại hoá chất và liều lượng mà bò ăn hoặc uống phải, các hoá chất này gây tác động với các mức độ khác nhau lên thần kinh trung ương, lên hệ thống tiêu hoá và các cơ quan khác của cơ thể.
- Trường hợp ngộ độc cấp diễn: bò đột ngột chảy rãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp gia súc ỉa chảy dữ dội, thậm chí ỉa chảy có máu tươi. Các hoá chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho con vật chạy nhảy, đi vòng tròn, siêu vẹo không tự chủ được và sau đó liệt nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn, làm cho bò lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó ngừng hô hấp, truỵ tim mạch và chết rất nhanh, sau 3-6 giờ
- Trường hợp nhiễm độc trường diễn: là do gia súc tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ, nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc tích luỹ trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường, đó là những biến đổi: thoái hoá gan, rối loạn tiêu hoá, bần huyết, nhiễm độc thần kinh..... Điều nguy hiểm là các chất độc này tích luỹ trong cơ thể hoặc được thải qua sữa và người tiêu thụ loại thịt, sữa này cũng sẽ bị ngộ độc
3. Chẩn đoán :
Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như mô tả trên. Cần phân biệt với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính: khi bị bệnh truyền nhiễm luôn luôn có sốt cao
Trong chẩn đoán bệnh, cần kết hợp xem xét các nguy cơ gây ra ngộ độc đồng thời xét nghiệm thức ăn và nguồn nước để tìm chất độc.
4. Điều trị :
Việc xét nghiệm tìm ra chất độc mà bò bị nhiễm rất quan trọng, nó cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác định được loại chất độc và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ta có thể điều trị theo phác đồ sau đây :
+ Điều trị triệu chứng :
- Trợ tim mạch với việc tiêm long não nước hoặc cafein

- Thuốc an thần: cho uống seduxen với liều 1mg (1 viên)/20-30kg thể trọng/ ngày

- Chống xuất huyết với việc tiêm vitamin K và vitamin C

+ Giải độc cho gia súc: hàng ngày truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn (9%), huyết thanh ngọt (5%) đẳng trương với liều 2000ml/kg thể trọng kết hợp cho uống dung dịch orêsol: pha một gói 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội

+ Hộ lý: để gia súc nơi thoáng khí. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm. Cho ăn cháo loãng, dễ tiêu
5. Phòng bệnh :
Hàng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước dùng cho bò, nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ hoặc cách ly, không cho bò đến gần. Ở những cánh đồng có phun thuốc trừ sâu cần chờ đợi thời gian khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phân huỷ, trước khi thu cắt cho bò. Nhìn chung, cỏ thu cắt về trước khi cho bò ăn cần rửa sạch sẽ, phơi tái.

11 BỆNH CẢM NẮNG,NÓNG (miền Nam KHÍ HẬU NÓNG)

Những ngày nắng, nóng có nhiệt độ lên cao trên dưới 40 độ C, với trâu bò, nhất là ở bò sữa rất dễ mắc chứng bệnh cảm nắng, cảm nóng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời con vật có thể chết làm thiệt hại kinh tế.


Bệnh xảy ra chủ yếu trong điều kiện trâu bò nuôi nhốt ở mật độ cao, do vận chuyển đường dài, do bị trực tiếp ánh nắng chiếu vào. Do trâu bò bị làm việc quá sức trong những ngày nắng nóng (ở trâu bò cày kéo) hoặc do chuồng trại nuôi nhốt không được che chắn, áp dụng các biện pháp làm mát.


Cảm nắng thường xuất hiện ở thời gian giữa trưa đang nắng nóng, do con vật đang trên đường vận chuyện hoặc chuồng nuôi bị nắng trực tiếp chiếu vào. Cảm nóng có thể diễn ra ở trưa, chiều mà nguyên nhân chủ yếu do mật độ nhốt trong chuồng nuôi hoặc trên phương tiện vận chuyển quá cao.

Triệu chứng chung khi trâu bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật ngây ngất, chân đi lảo đảo, niêm mạc tím bầm. Một thời gian ngắn sau đó, thấy con vật ở trạng thái căng thẳng, lồng lộn lên hoặc rất sợ hãi, hai mắt lồi lên, đỏ ngầu. Mạch nhanh, yếu, con vật thở rất khó khăn nếu không được chữa kịp thời con vật có thể chết, trước khi chết con vật té ngã, đồng tử thu hẹp, mất hẳn các phản xạ toàn thân.
Một số biện pháp và bài thuốc chữa bệnh khi thấy trâu, bò có các biểu hiện trên:
Khi đang vận chuyển hoặc do nuôi nhốt số lượng lớn, cần cho ngay co vật nghỉ ngơi vào khu vực có nhiều bóng cây mát, tách riêng từng con ra ở vị trí riêng nhằm giảm lượng khi độc do chính từ các con vật thải ra khi nhốt chung. Trường hợp con vật đang làm việc như cày, kéo thì cho con vậ nghỉ ngơi ngay chọn nơi mát để con vật yên tĩnh.

Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốt nhất dùng ở tốc độ vừa phải không dùng tốc độ quá cao (quạt thốc) để giúp cho con vật hạ nhiệt từ từ tránh làm con vật sốc, choáng.

Dùng khăn mát lau cho con vật, trước hết lau ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 -2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Lưu ý không dùng nước lạnh rội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh rội, tắm cho con vật (thực tế nhiều trường hợp đã gây chết ngay cho con vật khi xử lý như vậy).

Bổ sung nước trực tiếp cho trâu bò: Đây là biện pháp rất cần thiết áp dụng ngay khi đưa con vật vào nơi có bóng mát

12 Bò đẻ khó,đẻ ngược,sanh mổ.

Do bò mẹ nhỏ con hay gieo tinh bò nghé quá lớn,phải phát hiện kịp thời mới tính hướng giải quyết,tốt nhất phải nhờ thú y có kinh nghiệm.







13 Bệnh khô thai,xoắn cổ tử cung











..........

Tại sao sau khi gieo tinh cho bò bị ra máu - Metestrus bleeding in cows ll bleeding after insemination

   * Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có máu chảy ra từ tử cung của nó.  Đây có phải là dấu hiệu của chấn thương hay bò sẽ mang t...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành