Translate

06 tháng 11, 2012

Bệnh sát nhau ở gia súc và các biện pháp điều trị



Tùy vào mức độ của bệnh người ta phân ra các thể bệnh, thể sát nhau hoàn toàn toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ. Thể sát nhau không hoàn toàn là phía sừng tử cung không chứa bào thai ở gia súc đơn thai và phía sừng tử cung chứa ít bào thai ổ gia súc đa thai nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung, phía còn lại nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ. Thể sát nhau từng phần là một phần của màng nhung và một số ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần mang thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung cở thể mẹ.   
            Nguyên nhân bệnh sát nhau thi có rất nhiều song có một số nguyên nhân chù yếu như khi sổ thai sức rặn của con mẹ quá yếu cơ tử cung co bóp quá yếu không đủ sức đẩy nhau thai ra ngoài trường hợp này sảy ra khi trong thời gian có thai gia súc mẹ ít được vận động, thức ăn không đầy đủ, thai quá to với động vật đơn thai hoặc quá nhiều thai với động vật đa thai, dịch thai quá nhiều tử cung dãn quá độ làm giảm đàn tính và co bóp. Do nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau trường hợp này sảy ra khi viêm màng thai, viêm nội mạc tử cung làm cho nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau mặc dù con vật rặn mạnh tử cung co bóp tốt nhưng nhau con vẫn không thể tách khỏi núm nhau mẹ. đặc biệt đối với loài nhai lại do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thức cài răng lược rất chặt chẽ do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nghuyên nhân nào đó làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sát nhau.
            Triệu chứng điển hình của bệnh sát nhau thể hiện đối với bò thấy sau thời gian sổ thai quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đảy ra ngoài, chỉ có cuống nhau (dây rốn) hoặc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng thòng ở mép âm môn, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng, cong đuôi để rặn, nếu để lâu không can thiệp nhau thai sẽ bị thối giữa, phân huỷ trong tử cung. Từ cơ quan sinh dục luôn được thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm: dịch thai, niêm dịch, và các tế bào núm nhau bị phân huỷ và có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm độc làm cho con vật sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng đầy hơi.
            Trường hợp ở lợn thấy lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, lợn khát nước, lợn mẹ rặn,nhiệt độ tăng, từ cơ quan sinh dục của lợn luôn thải ra ngoài một hỗn dịch mầu nâu.
            Để điều trị bệnh sát nhau sẽ có nhiều phương pháp, thứ nhất dùng phương pháp bảo tồn, dùng dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài. Tiêm thuốc Oxytocin với liều 5-8 ml vào dưới da để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, hàng ngày thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng ngày một lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa một số loại kháng sinh vào tử cung như Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine. Lưu ý phương pháp bảo tồn dùng cho lợn và cho trâu bò nên thực hiện trước 24 giờ.
            Thứ hai dùng phương pháp dùng thủ thuật bóc nhau, với phương pháp này cần chú ý ngay đến việc hộ lý, cố định gia súc ở nơi sạch sẽ thoáng mát, rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng dung dịch sát trùng nhe, thụt nước muối ấm 3% 2-3 lít vào tử cung nhằm kích thích sự tách rời giữa núm nhau con và núm nhau mẹ. Một tay nắm cuống nhau kéo nhẹ, tay còn lại đưa trực tiếp vào tử cung tìm núm nhau mẹ, ngón tay trỏ và ngón giữa cố định núm nhau mẹ, ngón cái xoa nhẹ trên bề mặt núm nhau mẹ lật núm nhau con ra, tiến hành bóc từ ngoài vào trong, từ rên xuống dưới, bóc xong tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh vào tử cung, một số loại kháng sinh đưa vào như Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine.
            Lưu ý khi tiến hành bóc nhau phải hết sức cẩn thận tránh bóc nhầm núm nhau mẹ. phân biệt núm nhau mẹ và núm nhau con bằng cách thấy núm nhau mẹ mọc từ niêm mạc tử cung dày có chân đế, có thể kẹp tay được còn núm nhau con mọc từ màng thai, mỏng không kẹp tay được. Phân biệt chỗ bóc rồi và chỗ chưa bóc thấy chỗ bóc rồi sờ thấy bề mặt núm nhau mẹ cảm giác nháp như sờ vào râu, chỗ chưa bóc sờ thấy màng ối có cảm giác nhẵn bóng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tại sao sau khi gieo tinh cho bò bị ra máu - Metestrus bleeding in cows ll bleeding after insemination

   * Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có máu chảy ra từ tử cung của nó.  Đây có phải là dấu hiệu của chấn thương hay bò sẽ mang t...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành