Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục, bệnh thường xảy ra khi thú sẩy thai, sót nhau, sau khi sinh, sau khi gieo tinh nhân tạo.
1. Triệu chứng
-Viêm dạng nhờn (thể viêm nhẹ): xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần đặc lại và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ, thân nhiệt 39,5 độ C.
-Viêm dạng mủ (thể viêm nặng): thường xuất hiện trên bò có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều. Bò thường sốt 40 - 41độ C.
-Viêm dạng mủ lẫn máu: làm phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu, mùi hôi. Thú sốt cao 40 - 41độ C, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thú có triệu chứng toàn thân suy nhược, thở nhanh.
-Viêm dạng nhờn (thể viêm nhẹ): xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần đặc lại và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ, thân nhiệt 39,5 độ C.
-Viêm dạng mủ (thể viêm nặng): thường xuất hiện trên bò có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều. Bò thường sốt 40 - 41độ C.
-Viêm dạng mủ lẫn máu: làm phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu, mùi hôi. Thú sốt cao 40 - 41độ C, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thú có triệu chứng toàn thân suy nhược, thở nhanh.
2. Tác hại của bệnh viêm tử cung
Bò mẹ suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, giảm khả năng sinh sản và thụ thai, giảm phân tiết prostaglandin F2. Trên bò cái sau khi sinh, viêm tử cung ảnh hưởng sự tiết prostaglandin F2, bò chậm động dục làm giảm sức sinh sản do vậy khả năng loại thải cao.
Hiện nay, nhiều loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm tử cung, nếu chậm trễ trong điều trị thì thời gian điều trị sẽ kéo dài, tử cung bị tổn thương dẫn đến chậm động dục hoặc gây nhiễm trùng máu. Do vậy, việc điều trị phải tích cực và nhanh chóng.
3. Điều trị
Muốn điều trị hiệu quả phải biết nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn hiện diện trong dịch viêm, làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn mẫn cảm hay đề kháng với loại kháng sinh nào; từ đó sử dụng thuốc mới có hiệu quả và tránh tốn kém.
Hiện nay, một số kháng sinh đặc trị có phổ khuẩn rộng, tính mẫn cảm giết vi trùng mạnh có thể được sử dụng như: metricure, cobactan 2,5%, trong đó metricure có thể bơm thẳng vào tử cung bò (điều trị tại chỗ), cobactan 2,5% tiêm vào bắp (phong nhiễm và trị toàn thân).
Ngoài ra, khi dùng kháng sinh chứa trong viên đặt, cần biết được độ tan chảy, thời gian tan chảy, chủng loại kháng sinh đặc trị; quan trọng nhất là viên thuốc phải vào được bên trong tử cung. Thông thường phải kết hợp thêm thuốc chống viêm, giảm đau, giảm sốt (khi thú bị sốt).
Tuyệt đối không bơm nước để thụt rữa tử cung vì các dịch chất sẽ dồn vào ống dẫn trứng gây viêm tắc ống dẫn trứng và thú dễ bị vô sinh hay không động dục, phối không đậu thai.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm (tổn thương niêm mạc, tổn thương cơ tử cung hay tổn thương tương mạc tử cung). Trung bình liệu trình điều trị viêm tử cung sau khi sinh từ 5 – 7 ngày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét