Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.
Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được gọi là Vacxin.Các vacxin đó được chế bằng bản thân mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
Vacxin được đưa vào cơ thể là không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây ra một thể bệnh rất nhẹ không có hại cho động vật,nhưng nó gây ra một phản ứng làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.Phản ứng đó gọi là Đáp ứng miễn dịch.
Vacxin bao gồm trong đó là một hoặc một số mầm bệnh đã giết chết hay làm yếu đi được gọi là kháng nguyên.là thành phần chủ yếu,còn có hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ cho kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể,làm tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở động vật,gọi là chất bổ trợ.
Đáp ứng miễn dịch tạo ra trong cơ thể sau khi tiêm vacxin gọi là Kháng thể hiện diện chủ yếu trong huyết thanh,miễn dịch này gọi là miễn dịch dịch thể.Đáp ứng miễn dịch cũng tạo ra những tế bào có vai trò diệt mầm bệnh hoặc gây dị ứng được gọi là miễn dịch tế bào.
PHÂN LOẠI
*Vacxin vô hoạt : còn gọi là vacxin chết,có chứa vi sinh vật đã bị giết chết bởi hóa chất,nhiệt hoặc tia xạ,giống như virut còn cái vỏ mô hình ở ngoài thôi để miễn dịch nhớ "mặt" để lần tới có bệnh thì cơ quan miễn dịch sẽ tấn công.
*Vacxin nhược độc : còn gọi là vacxin sống,chứa mầm bệnh đã được làm yếu đi bằng cách nuôi cấy trong điều kiện không thuận lợi cho sự thể hiện độc tính của mầm bệnh.Vacxin sống này sẽ tạo đáp ứng miễn dịch lâu dài và phù hợp cho động vật trưởng thành khỏe mạnh.
*Vacxin độc tố : chưa độc tố của mầm bệnh đã được làm vô hoạt(mất tác dụng).Đây là vacxin dùng chống căn bệnh gây ra không phải do virut mà là do độc tính của nó gây ra.Ví dụ : Vacxin phòng bệnh uốn ván,bạch hầu.
*Vacxin tái tổ hợp : là loại sử dụng công nghệ tái tổ hợp các gen mả hóa cho các kháng nguyên của các mầm bệnh vào cùng một vi khuẩn không gây bệnh.Vacxin DNA tạo ra tác nhân gây bệnh là DNA.đưa trực tiếp vào cơ thể ,tế bào tiếp nhận gen và tạo ra sản phẩm mã hóa từ gen đó,sau đó hệ thống miễn dịch nhận biết như là một kháng nguyên.
*Vacxin đơn giá : được tạo ra để sinh miễn dịch chống lại một kháng nguyên hay một mầm bệnh,vacxin đa giá tạo ra để kích thích sinh miễn dịch chống hai hay nhiều dòng của cùng một mầm bệnh hoặc nhiều mầm bệnh khác nhau.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN
*Vacxin là thuốc dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe mạnh,chưa mắc bệnh.Nếu tiêm cho vật đã bệnh rồi thì bệnh có thể phát sớm hơn,nặng hơn.
*Trường hợp ngoại lệ có thể dùng vacxin khi mà động vật đã nhiễm mầm bệnh.VD : sử dụng vacxin bệnh dại cho người bị chó dại cắn,trường hợp này vacxin đã tạo ra kháng thể chống virut dại trước khi virut tấn công lên não,gây bệnh và tiêu diệt virut dại.
*Vacxin bệnh nào thì phòng bệnh đó thôi,không phòng bệnh khác được.
*Hiệu lực của vacxin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe động vật vì nó là kết quả đáp ứng của miễn dịch của động vật.Vì lẽ đó chỉ dùng vacxin cho động vật ở trạng thái khỏe mạnh,được chăm sóc nuôi dưỡng tốt,không mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác.
*Cần chú ý thêm rằng trong số động vật đạt tiêu chuẩn sử dụng vacxin không phải tất cả đều sinh miễn dịch tốt.Có một số động vật sau khi tiêm vacxin có thể do điều kiện ngoại cảnh có thể sinh miễn dịch kém,không có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh và mắc bệnh.Tỉ lệ động vật tạo được miễn dịch chống bệnh gọi là hiệu lực của Vacxin.
*Bình thường không dùng vacxin cho động vật quá non và động vật đang mang thai:
-Ở động vật non,các cơ quan đảm nhận chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch đối với vacxin còn yếu,ngoài ra thú non còn có một lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền cho,những kháng thể đó có thể trung hòa kháng thể trong vacxin,ngăn cản vacxin tác dụng.Do đó chỉ sử dụng vacxin cho thú ở độ tuổi nhất định khi mà lượng kháng thể mẹ truyền cho đã phân hủy gần hết.dùng vacxin càng muộn càng tốt,2 tháng tuổi trở lên.
-Khi có dịch bệnh đe dọa thì có thể tiêm sớm cho động vật non,nhưng sau đó phải cần phải tiêm bổ sung.
-Động vật mang thai,trạng thái sinh lý cũng có những thay đổi nên dùng kháng sinh dễ gây phản ứng mạnh và làm sảy thai.Đặc biệt không dùng vacxin sống cho động vật mang thai,nhất là các vacxin virut nhược độc.
*Thời gian tạo miễn dịch ở động vật sau khi tiêm vacxin là 2-3 tuần.Trong thời gian 2-3 tuần đó,động vật chưa có miễn dịch đầy đủ,vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh.Hiện tượng đó có thể đưa đền những quan niệm sai lầm về Vacxin như Vacxin không có phản ứng,Vacxin không hiệu lực,Vacxin gây ra bệnh.
*Một số động vật đang mang trùng,ủ bệnh thì sau khi tiêm vacxin thì sẽ phát ra nhanh hơn.
SAU KHI TIÊM VACXIN
*Sau khi tiêm có thể gây phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm : sưng,nóng,đau..sau một thời gian phản ứng sẽ giảm đi,cần thao tác vô trùng khi tiêm vacxin để tránh nhiễm trùng cục bộ.
*Khi có phản ứng cục bộ thì phải chườm nóng chỗ tiêm và tiêm cafein để giảm phản ứng mau hơn.Khi nơi tiêm bị nhiễm trùng apxe gây mũ phải lễ mũ ra và điều trị bằng kháng sinh.
*Một số vacxin có thể gây ra phản ứng dị ứng,phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm,động vật thể hiện : sốt,nôn mửa,run rẩy,thở gấp,nổi mẫn trên mặt da(lợn).Phản ứng nhẹ sau thời gian ngắn sẽ hết,phản ứng nặng vật có thể chết thường gọi là phản ứng quá mẫn.
*Nguyên nhân của dị ứng có thể do cơ thể của vật dễ bị dị ứng hoặc mẫm cảm với chế phẩm sinh vật lạ đưa vào cơ thể,
*Để tránh phản ứng nặng,điều cần quan tâm là sai khi tiêm phải theo dõi trạng thái gia súc sau vài giờ liền,nếu có phản ứng phải xử lý ngay bằng các thuốc chống Histamin(ngứa,khó thở,sưng) như:Adrenalin,Dimeron,Ephedrin...
*Để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao đề kháng,cứ 4-12 tháng tiêm lại một lần cho động vật,tùy theo vacxin,tùy theo động vật và tùy theo tình hình dịch tễ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét