Translate

01 tháng 12, 2023

Tụ Huyết Trùng ở gia súc

 Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh  gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.

Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến và ủng hộ của mọi người.


Bệnh Tụ Huyết Trùng

* Nguyên nhân : 
Bệnh do gây ra do vi khuẩn Pasteurella Moltocida .
Vi khuẩn kí sinh trong hạch họng gia súc,bình thường không gây bệnh,khi gia súc bị các yếu tố stress như thời tiết thay đổi,chuyển mùa,mưa lạnh,khí hậu nóng ẩm là lúc bệnh bọc phát.
Vào mùa mưa, vi khuẩn sẵn có trong đất được nước đưa lên mặt đất, dính vào rơm, cỏ và nước uống. Trâu bò ăn, uống phải vi khuẩn sẽ nhiễm bệnh.
* Cách lây truyền : 
Bệnh lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khỏe thông qua tiếp xúc, chung đụng nguồn thức ăn, nước uống, nhốt cùng chuồng, chăn cùng bãi chăn thả hoặc dùng chung các dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh có thể lan xa do việc mổ thịt súc vật ốm, phân tán thịt, da. Chó, mèo, chuột, côn trùng hút máu là các môi giới trung gian truyền bệnh đi xa.

* Triệu chứng :


1 Thể cấp tính : Thể này xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là bệnh "trâu bò hai lưỡi". Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn.

Vật bệnh thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi,tràn dịch màng phổi.

Một số bị bệnh đường ruột,lúc đầu phân táo bón,sau đó tiêu chảy nhiều,phân có lẫm máu và niêm mạc ruột,

Giai đoạn cuối con vật nằm liệt,đái ra máu,thở khó khăn,có nhiều chấm xuất huyết đỏ ở niêm mạc,bệnh tiến triển,3-5 ngày,vật bệnh sẽ chết 90-100%.

2 Thể mãn tính : vật bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính,lú tiêu chảy lúc táo bón,viêm khớp làm con vật đi lại khó khăn,viêm phổi,viêm phế quản,bệnh tiến triển trong vài tuần các triệu chứng nhẹ dần,nhưng con vật sẽ bị ốm và kiệt sức.

*Phòng bệnh :

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khủ trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.

Tiêm vắc xin tụ huyết trùng, liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất; Thông thường, 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Vac-xin Tụ huyết trùng cho bò chủng p52



Vac-xin tụ huyết trùng cho dê,cừu : Pasteurella multocida serotype B:2, A:1 và vi khuẩn Pasteurella haemolytica type A


Vac-xin tụ huyết trùng gia cầm :  vi khuẩn Pasteurella aviseptica chủng Pa1, Pa2.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tại sao sau khi gieo tinh cho bò bị ra máu - Metestrus bleeding in cows ll bleeding after insemination

   * Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có máu chảy ra từ tử cung của nó.  Đây có phải là dấu hiệu của chấn thương hay bò sẽ mang t...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành