Translate

07 tháng 11, 2012

Cách tính tuổi ,trọng lượng bò,bảng dự đoán ngày sinh,triệt sừng bò nghé.


1 Cân trọng lượng bò bằng thước dây

                         

Dùng thước dây đo vòng ngực của bò(tính bằng m),đo phía sau vai.
Đo chiều dài thân chéo(m) 

VN: là vòng ngực của trâu (bò)- là chu vi mặt cắt đằng sau xương bả vai (tính bằng mét)
DTC: là độ dài thân chéo - là chiều dài được đo từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng mét) Dùng công thức để tính.:P (trong luong)
                                                                  
               P = Vòng ngực 2(m)   x  Dài thân chéo(m)  x  90

Ví dụ:
- Một con trâu có vòng ngực là 1,82 m; dài thân chéo là 1,25m. Vậy thì khối lượng của nó sẽ là :
Trong lượng (kg) = 90,0 x (1,82)2 x 1,25= 372 ( kg )
Cách tính không bảo đảm chính xác 100% nhưng cân cũng gần 90%

2 Cách tính tuổi bò.

Bò trưởng thành có 8 răng cửa và 4 răng hàm,chỉ có hàm dưới mới có răng,hàm trên không có.
+ Bò 2 tuổi :cặp răng sửa ở giữa thay
+ Bò 3 tuoi :cặp răng sửa giáp giữa thay
+ Bò 4 tuổi :cặp răng sửa giáp góc thay
+ Bò 5 tuổi :cặp răng sửa góc thay
Từ 6 tuổi trở đi các răng bắt đầu bị mòm
+ Bò 7 tuổi :cặp răng góc mòn
+ Bò 8 tuổi :cặp răng giữa dẹt  
+ Bò 9 tuổi :cặp răng giáp góc dẹt
+ Bò 10 tuổi:cặp răng góc dẹt 
+ Bò 12 tuổi:tất cả các răng đều dẹt,mòn,cách xa nhau 
Cách xem răng sau đây cũng chưa chính xác vì sự sai lệch do có thể bò thiếu khoáng chất nên răng mau mòn.
Ngoài ra trong chăn nuôi ông bà ta từ xưa cũng còn có cách tính tuổi bò bằng cách nhìn ngấn sừng của nó.
Mỗi lần bò cái đẻ con,trên sừng nó nổi lên một ngấn,thường bò đẻ mỗi năm một lần,nên đếm số vòng trên sừng rồi cộng 2 là ra tuổi bò.số 2 là tuổi bò từ nghé đến trưởng thành đẻ con.

3 Bảng dự đoán ngày sanh cho gia súc 


 Vi du : Bò phối giong ngay 16 tháng 3 ,bạn dò vào là ngay số 75
Chu kì của bò là 21 ngày ,lấy 75 + 21= 96 ,dò số 96 ngay ngày 6 tháng 4,là chu kì sau của bò. 
Bò đậu thai sau 3 tháng khám thai,bạn lấy 75 + 90(3tháng)=165,là ngày 14 thang 6
Bò sanh sau 9 tháng 10 ngày, bạn lấy 75+280=355,là ngày 21 tháng 12
Chu kì lên giống của bò tùy từng con không phải đúng 21 ngày,tùy theo thể trạng của bò và sức khỏe.
Chủ bò theo dõi một số chu kì của bò là có thể hiểu tính nết lên giớng và chu kì .
Bảng dự đóan cho ta biết ngày để theo dõi bò sanh và có thể can thiệp kịp thời trường hợp bò sanh khó. 

*Ngoài ra còn cách tính ngày đơn giản hơn.


Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ:
+ Bò phối giống lần cuối vào 10-2-2015, cách tính sẽ là ngày 10 + ngày 7 = ngày 17; tháng 2 + tháng 9 = 11 tháng, vậy là ngày sinh dự kiến vào ngày 17-11-2015.
+ Bò phối giống 7-3-2015, sẽ là: ngày 7 + ngày 5 = ngày 12; tháng 3 + tháng 9 = 12 tháng, vậy ngày sinh dự kiến vào ngày 12-12-2015.
+ Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn nên cần theo dõi biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến là 7-10 ngày.
.
4 Triệt sừng bò nghé bằng thuốc hoặc trui bằng điện:

Sử dụng phổ biến hiện nay là trui điện ,tiệt sừng vĩnh viễn

Triệt sừng nghé tốt nhất nghé phải nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
Ngoài ra còn sử dụng thuốc bôi vào sừng để triệt .
Tốt nhất cho nghé khoảng vài ngày tuổi.cách này ít đau hơn sử dụng điện.
Xuất xứ Mỹ.

5 Vlog về thú y bò

Cody Creelman, Cow Vet
https://www.youtube.com/channel/UC_gI1jXVfTkzzftiYBlKdIw

KeeboVet Veterinary Ultrasounds, Sutures, Anesthesia, Orthopedics.
https://www.youtube.com/channel/UCEGsvyNEzcvhEJ09Ql3Nbgw

kingvet salem
https://www.youtube.com/channel/UCVBZQOkbk9qT-zavKduzvig/videos?disable_polymer=1



06 tháng 11, 2012

CK ĐỘNG DỤC BÒ,BÒ SINH SẢN (BÌNH THƯỜNG,SANH KHÓ,MỔ LẤY NGHÉ)

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.

1-CHU KÌ ĐỘNG DỤC(LÊN GIỐNG) BÒ CÁI

* Sơ đồ bộ phận sinh sản bò cái



* Sơ đồ chu kì động dục 21 ngay




Dong duc : 1 ngay - Hau dong duc : 5 ngay - Khong dong duc :11 ngay - Tien dong duc : 5 ngay


* So do thoi gian dong duc bo 25-30 gio



Tong thoi gian dong duc 25 gio
Dung yen chui duc 12 gio
Phoi tinh thich hop tu gio thu 13 toi gio thu 22 ( tu khoang giua chu ki den cuoi chu ki len giong )
Tuoi tho trung 4 gio
Tren thuc te moi con bo co thoi gian len giong khac nhau nen ta phai theo doi de biet thoi gian phoi giong thich hop.

Source : Alta genetics co.usa


* KĨ THUẬT TRUYỀN CẤY PHÔI CHO BÒ 


http://www.youtube.com/watch?v=4kdL2aV89jQ



Ti le bo dau thai bang phuong phap cay phoi chua cao.
2 CÔNG NGHỆ EMLAB GENETICS MÔI TRƯỜNG PHA TINH DỊCH 


CÔNG NGHỆ EMLAB DI TRUYỀN HỌC
PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH ĐỰC, CÁI
                                                                     Nguyễn Tôn Yên
                                                              Hội Chăn Nuôi Thú Y Vĩnh Long

Nhờ công nghệ tiên tiến và lợi dụng sự khác biệt về kích thước của nhiễm sắc thể X và Y, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã có khả năng phân lập tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y. Nhờ đó, đã cho ra đời con bê cái đầu tiên có sử dụng phương pháp này vào năm 1990. Đến nay hiệu quả của phương pháp đã hoàn thiện đáp ứng được nguyện vọng của người chăn nuôi.
Hãng sản xuất tinh bò ABS Global của Mỹ và Công ty TNHH XNK và TM Á Châu thông qua Cục Chăn nuôi đã đưa vào Việt Nam sử dụng. Các nhà nghiên cứu và cả người chăn nuôi đón nhận nồng nhiệt vì tính chất mới mẻ của nó.
          Ở Việt Nam đã qua sử dụng, tỷ lệ bê cái sinh ra đạt tương đương khuyến cáo là 87-92%.
          Giá xuất xưởng tinh phân biệt giới tính bò HF tại Mỹ 15 USD/liều. Giá bán đến người sử dụng tại Việt Nam là 645.000đồng/liều (khoảng 31 USD/liều).
          Các nhà quản lý muốn đưa nhanh 30.000 bò HF thuần trong tổng số 100.000 bò cái HF thuần là HF lai hiện có được phối giống.
          Tôi nghĩ đây còn có vấn đề.
          Hội Chăn  nuôi Thú y tỉnh Vĩnh Long liên hệ với T. Williams của công ty EMLAB GENETICS bang ILLINOIS, USA chuyển về Vĩnh Long sản phẩm:
          + HEIFER PLUS
                   Sexing agent – BOVINE/ FEMALE
                                      (Sinh ra bê cái)
          + BULL PLUS
                   Semen sexing agent – BOVINE/ MALE
                                      (Sinh ra bê đực)
                           
          Mô tả của HEIFER PLUS
          + Làm thế nào để Heifer plus làm việc?
                   Quá trình xác định giới tính “kích thích” khả năng sinh sản và khả năng vận động của nhiễm sắc thể X (con cái) trong khi tinh trùng “làm chậm” khả năng sinh sản và khả năng vận động của nhiễm sắc thể Y (con đực) tinh trùng.
          Khi thụ tinh tinh trùng được “sắp xếp” trong bộ máy sinh sản của con cái. Kết quả là nhiều trứng thụ tinh bởi tinh trùng X... sản xuất bê cái nhiều hơn.
+ Ảnh hưởng tỷ lệ đậu thai?
          Nhóm nghiên cứu của chúng tôi và kinh nghiệm của nhà chăn nuôi sử dụng Heifer plus chỉ ra rằng tỷ lệ có thai là tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm này.
          Các nhà sản xuất báo cáo tăng tỷ lệ có thai 5 – 25% nhiều hơn.
Xử lý hướng dẫn:
                   Bảo vệ tránh ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Nhà sản xuất đề nghị vận chuyển sản phẩm ở nơi mát mẻ, contain cách nhiệt. Lưu trữ trong ngăn đá (hoặc thấp hơn -200C) cho đến hai năm. Heifer plus là dược phẩm sinh học được bảo hành 2 năm kể từ ngày sản xuất. Xử lý không đúng hoặc không lưu trữ sẽ làm mất hiệu lực bảo hành này.
          Tính xác định giới tính với Heifer plus nó không còn tinh trùng thông thường từ cọng rạ và đòi hỏi phải xử lý đặc biệt.
+ Heifer plus – lọ 1 liều duy nhất: Sử dụng đơn giản.
          Để phân biệt giới tính bạn cho tinh trùng cọng rạ đông lạnh vào lọ chứa 0,5ml Heifer plus ủ trong 20 phút và tinh trùng phân giới tính đã sẵn sàng cho thụ tinh.
+ Heifer plus – lọ đựng nhiều liều:
          Sản phẩm mới nhất của xác định giới tính của tinh dịch bò tươi. Sản phẩm này dùng cho bò đực giống riêng của trại bạn. Chỉ cần trộn, ủ với tinh dịch bò đực của bạn là đã sẵn sàng để thụ tinh. Có sẵn 20 liều trong 1 lọ.
Chuyện của nhà sản xuất EMLAB di truyền học “Lựa chọn là của bạn” còn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực...
II. Vật tư, thiết bị đồng bộ
          Việt Nam sử dụng vật tư thiết bị của các nước: Pháp (hãng IMV), Đức, Trung Quốc.
          Súng bắn tinh của Pháp, Đức, Trung Quốc đều thuộc loại:
0,25ml – loại 0,5ml.
          Dẫn tinh quản (ống gel) phải cùng kích cỡ với loại súng này và cọng rạ của Nhật, Đức, cũng phải đồng bộ với dung tích 0,25ml, 0,5ml.
          Nghĩa là súng, dẫn tinh quản và cọng rạ phải đồng bộ với nhau, cùng kích cỡ.
          Nếu ta sử dụng công nghệ EMLAB  di truyền học phân biệt giới tính thì 1 lần thụ tinh phải đưa vào tử cung con cái 1 dung tích
                   0,5ml + 0,25ml cọng rạ    = 0,75ml
          Hoặc 0,5ml + 0,5ml cọng rạ      = 1,00ml
          Dung tích này vượt sức chứa cọng rạ của Nhật, Đức – và súng bắn tinh của Pháp, Đức, Trung Quốc.
          Kỹ thuật viên, Dẫn tinh viên nhiều năm trong nghề sẽ có biện pháp khắc phục.
          Thụ tinh nhân tạo giới tính là dẫn tinh trùng con đực qua lựa chọn vào bộ phận sinh dục con cái bằng dụng cụ.
          Đây là bước đầu Tỉnh Hội Vĩnh Long thử nghiệm. Mức độ tiếp nhận của người chăn nuôi bò còn chờ thời gian trả lời. Khi có kết quả Tỉnh hội chúng tôi sẽ báo cáo trong một dịp phù hợp.

*TINH PHÂN LY GIỚI TÍNH (SEX SEMEN)

Tinh phân biệt giới tính đã được nghiên cứu phát triển trong 20 năm qua, tuy nhiên mới được thương mại hóa từ năm 2005, đặc biệt từ năm 2010 đến nay được nhiều nước phát triển áp dụng rộng rãi. Ngày nay, tất cả các cơ sở thụ tinh nhân tạo chính tại Bắc Mỹ đều cung cấp tinh phân biệt giới tính được sản xuất từ các đực giống được tuyển chọn, đối với cả đực được tuyên chọn qua pha hệ hay đực mới. Đối với các cơ sở ứng dụng sớm thành tựu này thì đánh giá sử dụng tinh phân biệt giới tính trong đàn của họ khá thành công và dễ áp dụng.

Về kỹ thuật sản xuất tinh phân ly giới tính hiện nay chủ yếu dùng phương pháp "đo dòng tế bào" (Flow cytometry) để phân biệt tinh trùng có nhiễm sắc thể X (tạo ra con cái) với các tinh trùng có nhiễm sắc thể Y (tạo ra con đực). Cơ chế phân biệt dựa vào việc các nhiễm sắc thể X và Y là không cùng kích thước và trọng lượng, công nghệ phân tách tinh trùng dựa trên đặc điểm ADN của mỗi tế bào tinh trùng.

Tuy nhiên bên cạnh thế mạnh, hạn chế của tinh phân biệt giới tính là quá trình sản xuất làm giảm số lượng tương đối tế bào tinh trùng trong một liều thụ tinh nhân tạo. Số lượng tinh trùng sẵn có trong mỗi liều tinh trùng phân biệt giới tính thương phẩm thấp, đạt khoảng 2 – 4 triệu tinh trùng so với trên 10 triệu tinh trùng trong liều tinh thông thường. Kết quả làm giảm tỷ lệ thụ thai 15-20% so với tinh trùng bình thường. Tác động pha loãng có thể tác động độc lập tới kế quả của quá trình phân loại, điều này vẫn chưa được chứng minh khi tác giả phát hiện ra rằng ngay cả khi phối tinh phân biệt giới tính với số lượng lớn tinh trùng giới tính (10 triệu tinh trùng/liều) thì vẫn dẫn đến giảm tỉ lệ có thai so với tinh trùng bình thường với liều tương tự. Mặc dù quá trình phân biệt giới tính gây thiệt hại về số lượng tinh trùng nhưng không có bằng chứng nào cho thấy quá trình này tạo ra các con bê có dị tật bất thường. Vấn đề chính của công nghệ này là do ít tinh trùng mỗi liều thụ tinh đẫn đến tỉ lệ thụ thai thấp hơn khoảng 10% so với tinh dịch thông thường với việc thụ tinh nhân tạo 12 đến 24 giờ sau khi động dục; tỷ lệ này còn thấp hơn nữa khi phối giống định thời điểm không phát hiện động dục.

Với những hạn chế đó nên việc sử dụng tinh phân biệt giới tính thường được sử dụng trên bê cái tơ. Bê tơ được phối với tinh phân biệt giới tính có tỷ lệ thụ thai cao hơn so với việc sử dụng tinh phân biệt giới tính trên bò đã đẻ lứa đầu và các lứa sau. Tỷ lệ thụ thai của tinh phân biệt giới tính đã được chứng minh là thấp hơn so với tinh thông thường do quá trình phân loại và xử lý. Thực tế cho thấy rằng thiệt hại của việc chậm động dục lại của bò đang cho sữa lớn hơn so với việc chậm đậu thai của bò cái tơ. Chi phí này thậm chí còn tăng thêm do giá thành cao hơn của tinh phân biệt giới tính so với tinh thông thường. Sự kết hợp của giá thành tinh cao, tỷ lệ thụ thai giảm, và chi phí cơ hội của bò đang vắt sữa chỉ ra rằng bò cái tơ sẽ là đối tượng chiến lược cho áp dụng công nghệ tinh phân biệt giới tính.                                                                                  
3 CÁC TRƯỜNG HỢP BÒ SINH SẢN CƠ BẢN
1- Clip mổ bắt nghé trong trường hợp nghé quá lớn hay xương chậu bò mẹ hẹp

http://www.youtube.com/watch?v=WB0AUPeYrfE





 

Mổ bò mẹ bắt nghé.
Truoc khi phoi tinh cho bo ta phai lua chon con giong phu hop voi the trong bo me tranh truong hop nghe qua lon phai can thiep bang phau thuat hay phai keo ra gay ton hai cho bo me 


2-Bò sanh khó,can thiệp kéo bò nghé ra

http://www.youtube.com/watch?v=KqTwFZ8J7c0

                      




  3-Clip bò sinh sản bình thường.

http://www.youtube.com/watch?v=gyP8PWOq17A







4-Bò nghé quá lớn,thời gian xử lý lâu nghé dễ bị ngộp chết









BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở TRÂU BÒ



Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục, bệnh thường xảy ra khi thú sẩy thai, sót nhau, sau khi sinh, sau khi gieo tinh nhân tạo.


1. Triệu chứng

-Viêm dạng nhờn (thể viêm nhẹ): xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần đặc lại và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ, thân nhiệt 39,5 độ C.
-Viêm dạng mủ (thể viêm nặng): thường xuất hiện trên bò có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều. Bò thường sốt 40 - 41độ C.
-Viêm dạng mủ lẫn máu: làm phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu, mùi hôi. Thú sốt cao 40 - 41độ C, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thú có triệu chứng toàn thân suy nhược, thở nhanh.

2. Tác hại của bệnh viêm tử cung


Bò mẹ suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, giảm khả năng sinh sản và thụ thai, giảm phân tiết prostaglandin F2. Trên bò cái sau khi sinh, viêm tử cung ảnh hưởng sự tiết prostaglandin F2, bò chậm động dục làm giảm sức sinh sản do vậy khả năng loại thải cao.
Hiện nay, nhiều loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm tử cung, nếu chậm trễ trong điều trị thì thời gian điều trị sẽ kéo dài, tử cung bị tổn thương dẫn đến chậm động dục hoặc gây nhiễm trùng máu. Do vậy, việc điều trị phải tích cực và nhanh chóng.

3. Điều trị


Muốn điều trị hiệu quả phải biết nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn hiện diện trong dịch viêm, làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn mẫn cảm hay đề kháng với loại kháng sinh nào; từ đó sử dụng thuốc mới có hiệu quả và tránh tốn kém.
Hiện nay, một số kháng sinh đặc trị có phổ khuẩn rộng, tính mẫn cảm giết vi trùng mạnh có thể được sử dụng như: metricure, cobactan 2,5%, trong đó metricure có thể bơm thẳng vào tử cung bò (điều trị tại chỗ), cobactan 2,5% tiêm vào bắp (phong nhiễm và trị toàn thân).
Ngoài ra, khi dùng kháng sinh chứa trong viên đặt, cần biết được độ tan chảy, thời gian tan chảy, chủng loại kháng sinh đặc trị; quan trọng nhất là viên thuốc phải vào được bên trong tử cung. Thông thường phải kết hợp thêm thuốc chống viêm, giảm đau, giảm sốt (khi thú bị sốt).
Tuyệt đối không bơm nước để thụt rữa tử cung vì các dịch chất sẽ dồn vào ống dẫn trứng gây viêm tắc ống dẫn trứng và thú dễ bị vô sinh hay không động dục, phối không đậu thai.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm (tổn thương niêm mạc, tổn thương cơ tử cung hay tổn thương tương mạc tử cung). Trung bình liệu trình điều trị viêm tử cung sau khi sinh từ 5 – 7 ngày. 

Bệnh sát nhau ở gia súc và các biện pháp điều trị



Tùy vào mức độ của bệnh người ta phân ra các thể bệnh, thể sát nhau hoàn toàn toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ. Thể sát nhau không hoàn toàn là phía sừng tử cung không chứa bào thai ở gia súc đơn thai và phía sừng tử cung chứa ít bào thai ổ gia súc đa thai nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung, phía còn lại nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ. Thể sát nhau từng phần là một phần của màng nhung và một số ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần mang thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung cở thể mẹ.   
            Nguyên nhân bệnh sát nhau thi có rất nhiều song có một số nguyên nhân chù yếu như khi sổ thai sức rặn của con mẹ quá yếu cơ tử cung co bóp quá yếu không đủ sức đẩy nhau thai ra ngoài trường hợp này sảy ra khi trong thời gian có thai gia súc mẹ ít được vận động, thức ăn không đầy đủ, thai quá to với động vật đơn thai hoặc quá nhiều thai với động vật đa thai, dịch thai quá nhiều tử cung dãn quá độ làm giảm đàn tính và co bóp. Do nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau trường hợp này sảy ra khi viêm màng thai, viêm nội mạc tử cung làm cho nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau mặc dù con vật rặn mạnh tử cung co bóp tốt nhưng nhau con vẫn không thể tách khỏi núm nhau mẹ. đặc biệt đối với loài nhai lại do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thức cài răng lược rất chặt chẽ do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nghuyên nhân nào đó làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sát nhau.
            Triệu chứng điển hình của bệnh sát nhau thể hiện đối với bò thấy sau thời gian sổ thai quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đảy ra ngoài, chỉ có cuống nhau (dây rốn) hoặc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng thòng ở mép âm môn, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng, cong đuôi để rặn, nếu để lâu không can thiệp nhau thai sẽ bị thối giữa, phân huỷ trong tử cung. Từ cơ quan sinh dục luôn được thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm: dịch thai, niêm dịch, và các tế bào núm nhau bị phân huỷ và có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm độc làm cho con vật sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng đầy hơi.
            Trường hợp ở lợn thấy lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, lợn khát nước, lợn mẹ rặn,nhiệt độ tăng, từ cơ quan sinh dục của lợn luôn thải ra ngoài một hỗn dịch mầu nâu.
            Để điều trị bệnh sát nhau sẽ có nhiều phương pháp, thứ nhất dùng phương pháp bảo tồn, dùng dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài. Tiêm thuốc Oxytocin với liều 5-8 ml vào dưới da để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, hàng ngày thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng ngày một lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa một số loại kháng sinh vào tử cung như Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine. Lưu ý phương pháp bảo tồn dùng cho lợn và cho trâu bò nên thực hiện trước 24 giờ.
            Thứ hai dùng phương pháp dùng thủ thuật bóc nhau, với phương pháp này cần chú ý ngay đến việc hộ lý, cố định gia súc ở nơi sạch sẽ thoáng mát, rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng dung dịch sát trùng nhe, thụt nước muối ấm 3% 2-3 lít vào tử cung nhằm kích thích sự tách rời giữa núm nhau con và núm nhau mẹ. Một tay nắm cuống nhau kéo nhẹ, tay còn lại đưa trực tiếp vào tử cung tìm núm nhau mẹ, ngón tay trỏ và ngón giữa cố định núm nhau mẹ, ngón cái xoa nhẹ trên bề mặt núm nhau mẹ lật núm nhau con ra, tiến hành bóc từ ngoài vào trong, từ rên xuống dưới, bóc xong tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh vào tử cung, một số loại kháng sinh đưa vào như Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine.
            Lưu ý khi tiến hành bóc nhau phải hết sức cẩn thận tránh bóc nhầm núm nhau mẹ. phân biệt núm nhau mẹ và núm nhau con bằng cách thấy núm nhau mẹ mọc từ niêm mạc tử cung dày có chân đế, có thể kẹp tay được còn núm nhau con mọc từ màng thai, mỏng không kẹp tay được. Phân biệt chỗ bóc rồi và chỗ chưa bóc thấy chỗ bóc rồi sờ thấy bề mặt núm nhau mẹ cảm giác nháp như sờ vào râu, chỗ chưa bóc sờ thấy màng ối có cảm giác nhẵn bóng.

Bệnh chướng hơi dạ cỏ - Bloat Emergency in cattle

Rất vui khi được anh em ghé thăm blog của mình.Mình tên Nguyễn Tôn An,cư ngụ tại thành phố Vĩnh Long,làm việc bên lĩnh vực thú y.

Đây là trang Web cá nhân mình làm trên nền tảng Blog,chia sẻ về các bệnh về gia súc,cung cấp thông tin chi tiết về giống vật nuôi và cách chăm sóc cho bà con chăn nuôi tham khảo,tìm hiểu để phát triển đàn gia súc của mình.
Và vì đây là blog cá nhân,mình viết chưa chuyên nghiệp lắm,bố cục nhiều khi còn lũng cũng mong anh em thông cảm.Rất mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.

      

   

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh…. Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

Cách sinh bệnh:

Bình thường khi thức ăn vào dạ cỏ, được các vi sinh vật dạ cỏ phân hủy sinh hơi và hơi được tống ra ngoài nhờ động tác ợ hơi và nhai lại. Tuy nhiên trong trường hợp thú ăn nhiều thức ăn dễ len men, lượng hơi tạo ra quá nhiều. Hay thức ăn chứa nhiều Saponin, nhiều nước khi nhai lại sẽ tạo các bọt khí, các bóng khí này trộn lẫn với thức ăn và rất chắc, không thoát được lên phần trên, làm thức ăn bị dâng lên cao trong dạ cỏ bít kín lỗ thượng vị.
Kèm theo sự giảm nhu động dạ cỏ, phản xạ ợ hơi không còn do thượng vị bị bít kín, hơi sinh ra không thoát ra được làm dạ cỏ căng phồng, ép tim, phổi, gây khó thở, ứ máu ở đầu và niêm mạc.

Triệu chứng:

Bệnh xảy ra rất nhanh. Con vật khó chịu, không yên, bụng càng lúc càng căng to, mất hõm hông bên trái, nhiều khi hõm hông trái phình cao hơn cột sống.
Sờ nắn dạ cỏ tính đàn hồi rất lớn như 1 quả bóng căng. Bò thở rất khó, dang chân ra, bạnh mũi để thở, hô hấp tăng 60-80lần/phút. Tim đập nhanh, nhưng rất yếu, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt tím bầm.

Điều trị

Đầu tiên cho bò đứng 2 chân trước lên cao để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.
Kế đến cho uống 1 trong các loại dung dịch:
+ Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.
+ Nước dưa chua: 3- 5 lít.
+ Bia hơi: 3 – 5 lít.
+ Trường hợp chướng hơi do bò ăn phải nhiều cây họ đậu có chất Saponin thì cho uống 100 - 250ml dầu thực vật.
Song song đó, xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. Có thể dùng rơm chà sát hay cám nóng bọc vào giẻ rồi chà sát nhiều lần, mỗi lần 30 – 60phút ở hông bên trái nhằm tăng nhu động dạ cỏ. Hoặc dùng tay nắm lưỡi bò kéo ra kéo vào nhiều lần để kích thích ợ hơi.
Cũng có thể dùng bẹ chuối đập dập chấm chút muối thọc vào vùng hầu của bò để tạo phản xạ ói, ợ hơi, hoặc dùng ống thông thực quản cho ống thông vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ép vào hõm hông trái xong hạ đầu ống thông xuống cho thức ăn và hơi thoát ra ngoài.
Nên chích thêm camphorat để trợ tim và hô hấp cho bò.



Cách dùng ống thông thực quản bò

Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách chích dưới da thuốc Pilocarpine: 3% từ 6 - 10ml/lần/ngày liên tục 2 - 3ngày.
* Nếu dùng các biện pháp trên không có hiệu quả, dạ cỏ vẫn căng hơi có khả năng tử vong thì phải cấp cứu bằng cách đâm Trocard.
Cách đâm như sau:

Cắt lông, sát trùng chỗ đâm ở hõm hông trái của bò, dùng dao rạch 1 đoạn da khoảng 1cm. Đâm Trocard vào, hướng mũi Trocard về nhượng chân trước phải, rút lõi từ từ để hơi thoát từ từ vì lúc này máu ở vùng bụng dồn lên vùng đầu do dạ cỏ chèn ép tĩnh mạch vùng bụng và tim. Nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, thú bị shock có thể chết.
- Giữ nòng Trocard khoảng 5 – 6 giờ cho bò khỏe lại, khi muốn lấy phải cho lõi vào, nếu không thức ăn sẽ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc.
- Chích một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng

 Nếu không có dụng cụ Trocar ta có thể dùng ống trúc chuốt nhọn để đâm.







Bệnh lở mồm long móng,tụ huyết trùng ở gia súc

https://www.youtube.com/watch?v=MjoB_ziRM4I



ĐẶC ĐIỂM BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG 

 
  • Có 7 typ virus gây bệnh LMLM: A, C, O, Asia 1, SAT1, SAT2 và SAT3.
  • Gây bệnh cho Bò ở Việt Nam chủ yếu là 3 typ: A, O và Asia 1
• Virus có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của thú bệnh hoặc ở trong không khí…
• Bệnh lây theo đường tiêu hóa và hô hấp do thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh, do hít thở không khí có mầm bệnh rồi xâm nhập qua niêm mạc mũi.
• Lây trực tiếp do nhốt chung thú bệnh với thú khỏe.
• Lây gián tiếp do người chăm sóc, xe chở súc vật bệnh, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, giết mổ và mua bán gia súc bệnh.


• Heo sau khi khỏi bệnh vẫn bài thải virus 1-2 tháng, trâu bò có thể thải virus 3-6 tháng.
Vì vậy có thể lây bệnh do chăn thả ngoài đồng cỏ đối với trâu, bò.
Triệu chứng
 Thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày.
• Sốt cao trên 40ºC, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, thú hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiểng. Giai đoạn đầu của bệnh thú đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì thú không đứng được và thường nằm.
• Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng.
• Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám
• Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, thú đi lại khó khăn.


Mụn loét cũng xuất hiện ở núm vú trên các thú cho sữa làm cho vú nứt nẻ, chảy dịch, thú mẹ không cho con bú vì rất đau. Có thể gây sẩy thai ở thú mang thai.
Điều trị


Mặc dù chưa có thuốc đặc trị virus LMLM, tuy nhiên phải điều trị các mụn mủ, các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, núm vú … để ngừa phụ nhiễm, sút móng, giúp thú mau lành bệnh và ít mất sức. Việc điều trị phải thực hiện cùng lúc cả điều trị tại chỗ và toàn thân.
• Điều trị tại chỗ: Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng một trong các dung dịch như nước muối, acid citric 1% hoặc thuốc tím 1%, phèn chua 2% (hoặc dùng các loại trái cây chua như khế, chanh vắt lấy nước, nhúng vào vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết loét ở miệng, lưỡi ngày 2 lần). Sau khi rửa sạch các mụn mũ ở vú, chân bằng nước muối, lau khô.

Vacxin lọ  50ml (tiêm 25 con/2ml)

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

https://www.youtube.com/watch?v=01JQD_xNpYY



Vacxin lọ tiêm 10 con

Tại sao sau khi gieo tinh cho bò bị ra máu - Metestrus bleeding in cows ll bleeding after insemination

   * Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có máu chảy ra từ tử cung của nó.  Đây có phải là dấu hiệu của chấn thương hay bò sẽ mang t...

 

Nhận thông tin mới

Liên lạc

Tôn An 091 8275827

Bạn đồng hành